Trong bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion. Vậy thì giữa chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào.
1.Các loại liên kết hóa học
–
Liên kết cộng hóa trị không cực: được hình thành giữa các nguyên tử phi kim của cùng một nguyên tố.
- Cặp electron chung nằm giữa hai nguyên tử.
Liên kết cộng hóa trị có cực: được hình thành giữa các nguyên tử phi kim của các nguyên tố khác nhau.
- Cặp electrong chung lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Liên kết ion: trong trường hợp liên kết giữa kim loại và phi kim thì chúng ta gọi là liên kết ion.
- Liên kết ion e chuyển hẳn từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Cụ thể là chuyển từ nguyên tử kim loại sang nguyên tử phi kim. Và khi nguyên tử kim loại bị mất electron sẽ trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron và trở thành ion âm. Sau đó âm dương hút nhau.
Nguyên tắc chung các nguyên tử liên kết với nhau nhằm đạt đến cấu hình electron bền giống khí hiếm. Tuy nhiên sau khi bền rồi nguyên tử nào cũng muốn hút electron về phía mình. Nếu 2 nguyên tử giống nhau electron sẽ nằm giữa.
Xem thêm : CÁ CHÉP GIÒN VÀ CÁ CHÉP THƯỜNG KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Nếu một nguyên tử có độ âm điện lớn hơn sẽ hút electron mạnh hơn về phía mình. Trong trường hợp chênh lệch về độ âm điện (khả năng hút electron) quá lớn thì nguyên tử có độ âm điện lớn sẽ cướp được hẳn electron. Còn nguyên tử có độ âm điện nhỏ sẽ mất electron. Khi đó chúng sẽ trở thành ion âm và ion dương và tạo thành liên kết ion.
2.Độ âm điện và liên kết hóa học
–
Nếu bài cho số độ âm điện của các nguyên tố thì ta cứ trừ đi nhau, chú ý khi trừ không nhân hệ số.
Ví dụ: H20
- Hidro độ âm điện là 2,1
- Oxy độ âm điện là 3,2
Hiệu số độ âm điện: XO – XH = 3,5 – 2,1 = 1,4
Độ âm điện 1,4 nằm giữa 0,4 và 1,7 như vậy đây là liên kết cộng hóa trị có cực.
Xem thêm : TOP 10 Món chay dễ làm từ đậu phụ – đổi gió cơm nhà
Cách xác định liên kết hóa học khi đề bài cho giá trị độ âm điện. Nếu không cho độ âm điện thì xác định bằng định tính. Lk không cực (2 phi kim giống nhau), Lk có cực (2 phi kim khác nhau), Lk ion (giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình).
Ở bên dưới tôi có liệt kê một bảng độ âm điện để bạn quan sát giá trị độ âm điện của các nguyên tố hóa học đã biết nhé.
3.Bảng độ âm điện
–
Bảng độ âm điện liệt kê độ âm điện của 118 nguyên tố hóa học đã biết. Dùng để bạn tham khảo làm các dạng bài tập về các loại liên kết hóa học. Rất thường gặp vào lớp 9 đến lớp 11, nếu bạn thực sự hiểu khái niệm độ âm điện là gì, sẽ rất dễ để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về phần này.
Bài viết liên quan:
- Độ âm điện là gì? Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất và nhỏ nhất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp