I. Giới thiệu về mèo Ba Tư
1. Nguồn gốc xuất xứ
Mèo Ba Tư có tên tiếng Anh là Persian, có nguồn gốc từ thời kỳ Lưỡng Hà, rồi đến thời kỳ Ba Tư cũ và ngày nay là Iran. Giống mèo này được giới quý tộc thời xưa cực kỳ ưa chuộng và săn lùng để nuôi. Cho đến cuối thế kỷ 16, chúng trở nên phổ biến rộng rãi hơn do được người La Mã đem đến châu Âu. Từ đó mà thế giới mới có cơ hội biết đến giống mèo này.
Bạn đang xem: Mèo Ba Tư – Đặc điểm, giá bán, cách nuôi và chăm sóc tốt nhất
Hình ảnh về mèo Ba Tư
Tại Việt Nam, mèo Ba Tư được du nhập về từ đầu những năm 2010, tuy thời gian không quá dài nhưng chúng đã tạo nên một xu thế nuôi mèo mới cực kỳ phổ biến vào thời gian đó. Cho đến nay, mèo Ba Tư vẫn là một trong những giống mèo được ưa chuộng nhất.
2. Đặc điểm ngoại hình
– Trọng lượng: trung bình một con mèo trưởng thành nặng khoảng 3-5kg, cơ thể cân đối, khỏe khoắn.
– Chiều dài: Độ dài thân hình trung bình sẽ khoảng từ 25-30cm.
– Hình dáng: Mèo Ba Tư có cái đầu to tròn, mặt phẳng, đôi mắt lớn và có nhiều màu khác nhau. Mũi của mèo ngắn và bé hơn các loại mèo khác nên hay gặp các bệnh về hô hấp. Vòm miệng có dạng lõm sâu vào trong. Chúng có đôi tai nhỏ, hơi cụp.
– Bộ lông: Giống mèo này có bộ lông 2 lớp vô cùng cuốn hút, trong đó, bên ngoài là lớp lông dài bao phủ, bên trong là lớp lông ngắn vô cùng ấm áp. Bộ lông mèo Ba Tư có nhiều màu sắc khác nhau từ xám, trắng cho đến nâu, đỏ,…
3. Đặc điểm tính cách
Mèo Ba Tư được đánh giá cao bởi sự thân thiện, gần gũi và ngoan ngoãn. Bạn sẽ không cần quá lo lắng khi để chúng ở nhà tự chơi một mình trong thời gian dài hay là chơi chung với những con vật khác trong nhà. Ngoài ra, chúng không thích chạy nhảy nô đùa như nhiều giống mèo khác, chỉ mong muốn sự yên tĩnh.
Giống mèo này rất thích được vuốt ve, ôm ấp, đặc biệt chúng rất quấn chủ, dễ chơi với trẻ nhỏ. Nếu được huấn luyện tốt, chúng sẽ không hề cắn xé, cào cấu đồ vật trong nhà. Mèo Ba Tư cũng khá thông minh, chúng có thể nghe lời khi được huấn luyện chỉ sau một thời gian ngắn.
4. Tuổi thọ
Tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, một con mèo Ba Tư có thể sống đến 10-15 năm nếu như không bị mắc bệnh. Ngoài ra chúng có thể thích nghi nhanh với môi trường sống mới mà không bị xa lạ như nhiều giống mèo khác.
II. Những màu lông phổ biến của mèo Ba Tư
1. Mèo Ba Tư trắng
Giống mèo này luôn được giới yêu mèo ưa chuộng và săn đón. Với bộ lông dày, mềm mượt, màu trắng tinh khôi, những chú mèo Ba Tư càng trở nên kiều diễm, quý phái hơn hẳn, thể hiện được sự kiêu kỳ của một giống mèo quý tộc. Tuy nhiên, bạn cần chăm sóc bộ lông cầu kỳ hơn vì màu sắc này dễ bám bẩn khi chúng vui đùa.
2. Mèo Ba Tư đen
Giống mèo này cũng được khá nhiều người yêu thích bởi bộ lông dày đen tuyền cực kỳ cuốn hút, toát lên sự huyền bí, sang trọng và rất độc đáo. Ngoài ra, với màu lông đen tuyền thì bạn cũng không cần quá kỹ lưỡng, cầu kỳ trong việc chăm sóc lông, tuy nhiên, vẫn nên vệ sinh và cắt tỉa lông thường xuyên cho chúng.
3. Mèo Ba Tư xám
Giống mèo này được ưa chuộng và nuôi nhiều nhất ở giai đoạn cuối thế kỷ 19. Chúng được coi như giống mèo quý tộc, không trắng tinh khôi hay đen huyền bí mà mang một nét kiêu kì riêng biệt. Hiện nay, mèo Ba Tư xám vẫn rất được yêu thích và là thú cưng của nhiều gia đình tại nước ta.
III. Phân loại một số giống mèo Ba Tư hiện nay
1. Mèo Ba Tư thuần chủng
Xuất xứ từ chính vùng Iran, đây là giống mèo thuần chủng được ưa chuộng nhất bởi vẻ đẹp quý phái có thể thu hút mọi ánh nhìn. Hiện nay, bạn có thể tìm mua giống thuần chủng khá dễ dàng tại một số nước khu vực châu Á như Trung Quốc hoặc Thái Lan,…
Mèo Ba Tư lông dài
2. Mèo Ba Tư Exotic
Giống Exotic hay còn biết đến là giống mèo Ba Tư lông ngắn mặt tịt vô cùng phổ biến ở nước ta. Chúng là kết quả của sự lai tạo giữa giống mèo thuần chủng với giống mèo Anh lông ngắn. Exotic sẽ có khuôn mặt trông ngờ nghệch, mũi tịt, mắt to và đôi tai nhỏ.
3. Mèo Ba Tư Himalaya
Một giống mèo khác cũng rất được ưa chuộng tại nước ta. Chúng là kết quả của sự lai tạo giữa giống mèo thuần chủng và giống mèo Xiêm của Thái Lan. Tuy nhiên, cái tên Himalaya là dùng để chỉ chung màu lông giữa các giống mèo có sự tương đồng với một loại thỏ sinh sống ở vùng núi Himalaya mà thôi.
4. Mèo Ba Tư Chinchilla
Xem thêm : Bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả
Giống mèo Chinchilla là kết quả của quá trình lai tạo giữa giống mèo thuần chủng và giống mèo bản địa của Nam Phi. Chúng có mũi dài, khuôn mặt trông nghiêm túc hơn so với vẻ ngờ nghệch của giống Exotic.
IV. Mèo Ba Tư giá bao nhiêu?
1. Giá mèo thuần chủng
Giá mèo Ba Tư truyền thống không có giấy tờ chứng thực sẽ dao động từ 3-10 triệu đồng, chênh lệch đó phụ thuộc mèo nhân giống từ trong nước hay nhập ngoại. Riêng với những chú mèo có giấy tờ chứng thực, giá có thể lên đến từ 8-16 triệu đồng. Tuy nhiên, dòng mèo này lại không thực sự được người Việt ưa chuộng bởi bộ lông của chúng rụng nhiều, khó chăm sóc.
2. Giá mèo Ba Tư Himalaya
Chúng thường có lông màu Himalayan hoặc Seal Point. Giống mèo này được ưa chuộng rộng rãi cho nên sẽ có giá cao hơn so với mèo thuần chủng một chút. Giá sẽ dao động trong khoảng từ 7-15 triệu một bé có đầy đủ giấy tờ.
3. Giá mèo Ba Tư Exotic
Đây cũng là giống được ưa chuộng và săn đón nhiều nhất tại thị trường Việt Nam bởi những đặc điểm phù hợp với môi trường sống, chăm sóc của nước ta.
Mèo Ba Tư Exotic được bán với giá từ 5-20 triệu đồng tùy thuộc vào giấy tờ và nguồn gốc nhập về. Riêng với hình thức nhập từ Thái Lan, giá mèo Ba Tư mặt tịt có thể lên đến trên 1000$, nhập Châu Âu có thể từ 2000-3000$.
V. Cách nuôi và chăm sóc mèo Ba Tư
1. Cách nuôi mèo Ba Tư
Nuôi mèo Ba Tư không hề khó khăn, chúng có thể ăn được những loại thức ăn phổ biến mà đại đa số các loại mèo vẫn đang ăn hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần cân đối hàm lượng dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm để tránh gây ra chứng béo phì hoặc các bệnh về thận cho thú cưng của bạn.
– Chất đạm: Thịt, cá, gà, pate, nội tạng động vật,..
– Chất xơ: Các loại hạt, rau củ quả, thức ăn khô,…
– Có thể bổ sung các chất khoáng, vitamin tăng cường sức đề kháng.
Hạn chế cho mèo ăn các loại thức ăn lên men, socola, sữa bò,..không tốt cho hệ tiêu hóa của mèo nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
Khẩu phần ăn cho mèo Ba Tư từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành bạn có thể tham khảo như sau:
– Với mèo dưới 1 tháng tuổi: Bạn chỉ cần cho chúng bú mẹ hoặc sử dụng sữa công thức là đủ.
– Với mèo từ 1 đến 2 tháng tuổi: Bạn bắt đầu cho chúng ăn cơm và thịt với điều kiện là phải xay thật nhuyễn.
– Với mèo từ 2 đến 4 tháng tuổi: Hãy tập cho chúng ăn thức ăn khô song song với việc ăn các thức ăn ướt. Từ 4 tháng trở lên, chúng sẽ có thể ăn được tùy ý mà không phải lo gặp các vấn đề về tiêu hóa.
– Với mèo từ 4 tháng trở lên: Duy trì chế độ ăn 2 bữa/ngày, cần khống chế cân nặng của chúng để tránh béo lên quá nhanh. Hãy theo dõi quá trình phát triển thường xuyên để từ đó quyết định khẩu phần ăn cho phù hợp.
2. Cách chăm sóc mèo Ba Tư
Bên cạnh việc ăn uống, chăm sóc cho thú cưng hàng ngày sẽ giúp chúng luôn khỏe mạnh, phát triển đầy đủ. Nhất là khi mèo Ba Tư là loài có thể chất khá yếu và dễ bị mắc bệnh hơn so với các giống mèo khác.
– Hãy thường xuyên chăm sóc lông cho mèo của bạn vì chúng sở hữu bộ lông rất quyến rũ. Hãy chải lông ít nhất 1 lần/ngày để giúp lông mượt hơn, không bị bết và rụng.
– Hãy nhớ tắm rửa thường xuyên cho mèo của bạn khoảng 1 tuần/lần hoặc 2 lần/tháng. Điều này sẽ giúp chúng khỏe mạnh, không mắc phải các bệnh về da và lông. Nhớ sử dụng các loại sữa tắm đặc biệt cho mèo các bạn nhé.
– Cần vệ sinh cho mắt, tai và mũi thường xuyên cho các bé. Bởi mèo Ba Tư là giống mèo dễ tiết nước mắt, nếu không vệ sinh rất dễ bị viêm nhiễm gây ra đau mắt cho chúng.
– Cuối cùng, bạn cần đưa mèo đi tiêm phòng định kỳ, nhất là những tháng đầu đời để giúp chúng khỏe mạnh và không bị mắc bệnh. Có thể bắt đầu việc tẩy giun từ 3 tuần tuổi trở đi.
3. Một số vấn đề về sức khỏe mà mèo Ba Tư có thể gặp phải
Trong quá trình nuôi mèo, sẽ có một số vấn đề về sức khỏe hoặc một số căn bệnh mà chúng có thể mắc phải. Ngoài ra, một số dòng lai không thuần chủng có thể có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với thông thường. Một số vấn đề sức khỏe có thể gặp phải như sau:
– Khó thở hoặc thở hắt ra tiếng do chúng có lỗ mũi tịt và bé.
Xem thêm : RCM Là Gì? Quy Trình Thực Hiện RCM Trong Sản Xuất
– Răng lệch lạc, cấu trúc hàm răng gắn kết không tốt với nhau.
– Chảy nước mắt quá nhiều dẫn đến một số vấn đề về mắt.
– Nhạy cảm với nhiệt độ, không dễ thích nghi trong một số điều kiện nóng lạnh.
– Dễ mắc bệnh thận đa nang, sỏi thận do di truyền.
– Có khuynh hướng mắc bệnh hắc lào, nhiễm nấm trên da.
– Tăng tiết bã nhờn dưới da, từ đó gây ngứa ngáy, mẩn đỏ và dễ bị rụng lông.
4. Lưu ý khi nuôi mèo Ba Tư
Mèo Ba Tư dễ mắc phải bệnh về sức khỏe nếu không chăm sóc kỹ. Khi nuôi mèo, bạn cần phải đặc biệt lưu ý về vấn đề tiêm ngừa cho mèo.
– Thời gian tiêm vacxin cho mèo cụ thể như sau:
+ 6 tuần: tiêm 1 mũi vacxin 3 bệnh
+ 9 tuần: tiêm 1 mũi vacxin 3 bệnh
+ 16 tuần: tiêm 1 mũi vacxin dại
Sau đó mỗi năm sẽ tiêm 1 mũi nhắc lại vacxin 3 bệnh.
– Mũi vacxin 3 bệnh cho mèo sẽ gồm:
Giảm bạch cầu, viêm mũi – khí quản truyền nhiễm và bệnh hô hấp do Herpevirus.
– Lưu ý: Chỉ tiêm phòng vacxin cho mèo có thể trạng tốt, không có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn, ốm, sốt….
Hình ảnh đẹp về mèo Ba Tư
Mèo Ba Tư mắt xanh
Mèo Ba Tư hai màu mắt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp