Ọc sữa là tình trạng khá bình thường ở bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu xảy ra thường xuyên rất có thể bé đang mắc phải bệnh lý nào đó. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp mẹ một số mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi nhé!
Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ: Cách xử lý mà ba mẹ cần biết
Bạn đang xem: 6 mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Mặc dù mẹ đã cố gắng bế ẵm, kiên trì vỗ ợ hơi, nhưng cứ hễ đặt xuống hoặc bé vặn mình là sữa lại trào khắp miệng, mũi. Mỗi lần bé ọc sữa, không chỉ tiếc công vắt sữa, mẹ còn lo lắng không biết vì sao con lại gặp tình trạng này nhiều đến thế.
Theo bác sĩ, hầu hết trẻ sơ sinh bị ọc sữa đều bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý. Cụ thể như sau:
- Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dung tích dạ dày bé và nằm ngang nên khi thay đổi tư thế đột ngột sẽ dễ bị ọc sữa
- Tâm vị hoạt động yếu nên dễ ọc sữa nếu bé ăn quá no
- Do bé uống sữa công thức, chậm tiêu hóa hơn sữa mẹ. Dinh dưỡng đọng lại ở dạ dày lâu hơn nên dễ khiến bé bị đầy hơi, ọc sữa
- Bé bú quá no, nhanh nên dễ nuốt phải không khí, gây hình thành khí dư trong dạ dày, dẫn đến nôn trớ, ọc sữa
Trong một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thể là dấu hiệu của chứng bệnh tắc ruột hoặc hẹp môn vị. Lúc này, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Biểu hiện ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Trước khi khám phá các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết nhé!
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa ở nhiều mức độ khác nhau. Có những bé bị ọc sữa ngay sau khi bú, ho, nấc cụt hay vặn mình. Một số bé bú xong ngủ một giấc, khi dậy mới trớ sữa đã tiêu hóa dở. Bé có thể bị ọc sữa nhiều như “vòi phun nước” hoặc chỉ trớ một chút ra khóe miệng, mẹ cần quan sát kỹ mới nhận ra được.
Nhìn chung, khi bé sơ sinh bị ọc sữa thường có những biểu hiện cụ thể như sau:
Xem thêm : 12 đồng chí Đại tướng trong QĐND Việt Nam
Mức độ nhẹ:
- Bé hay cong lưng do trào ngược dịch vị axit lên thực quản
- Ho, sặc khi bú
- Thường xuyên ợ hơi, nôn trớ
- Lười ăn, chậm tăng cân
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Mức độ nặng:
- Quấy khóc nhiều, khóc thét khi đang ngủ
- Bé khó nuốt, từ chối ăn.
- Hay bị viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phổi.
- Hơi thở có mùi chua
- Đi phân lỏng hoặc táo bón
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi có sao không?
Ba cơ quan mũi – họng – miệng thông với nhau qua các xoang, nên trẻ sơ sinh bị ọc sữa rất dễ trào lên mũi. Nếu bé chỉ bị ọc sữa lên mũi 1 lần trong mỗi lần bú thì mẹ không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu bé bị ọc sữa nhiều lần, kèm theo đó là hiện tượng khó thở, thì đây lại là vấn đề đáng lưu tâm:
- Trẻ bị ọc sữa lên mũi gây khó chịu, đau nhức. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bé bị ám ảnh mỗi lần bú sữa
- Ọc sữa nhiều lên mũi còn có thể gây khó thở, khiến trẻ tím tái, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời
- Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Vì vậy, nếu tình trạng ọc sữa diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, gây thiếu chất, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ
Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh
Ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý, bé bị ọc sữa do bệnh lý hoàn toàn có thể cải thiện nhờ thay đổi thói quen chăm sóc. Vậy trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa phải làm sao?
Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa mà mẹ có thể tham khảo:
Vỗ ợ hơi cho bé đúng cách
Thao tác vỗ lưng ợ hơi sẽ giúp bé đẩy được khí bị kẹt trong dạ dày ra ngoài. Từ đó mang lại cảm giác dễ chịu, giảm đầy hơi, ọc sữa. Các tư thế vỗ ợ hơi cho bé mẹ có thể tham khảo là:
- Bế vác bé lên, để cằm trẻ đặt nhẹ lên vai mẹ. Một tay bế trẻ, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng
- Đặt trẻ nằm úp trên đùi mẹ, 1 tay đỡ đầu, tay còn lại vỗ lưng. Chú ý, mẹ nên nâng cao đầu bé để tránh bị trào ngược
Thực hiện vỗ lưng ợ hơi cho bé khoảng 15 – 20 phút đến khi bé ợ hơi ra ngoài thì dừng.
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh vô cùng đơn giản tiếp theo mà Fitobimbi muốn gợi ý cho các mẹ, đó là cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Bé bị ọc sữa sẽ có cảm giác khó chịu, để giảm thiểu điều này, giúp con thoải mái hơn, mẹ nên mặc cho bé những bộ quần áo thoáng mát, tránh trang phục bó sát, gây áp lực lên thành bụng khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ nhiều.
Mẹo dân gian trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh
Xem thêm : Quá trình lên men rượu diễn ra thế nào, điều kiện, diễn biến là gì?
Một trong những cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh mà mẹ không nên bỏ qua chính là các mẹo dân gian. Bài thuốc sử dụng nguyên liệu dễ tìm, hiệu quả mang lại cao, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng nôn trớ, ọc sữa:
Gừng
Gừng có tính ấm, cay nên giúp ổn định đường tiêu hóa cho trẻ rất tốt. Mẹ có thể thực hiện theo cách sau:
- Gừng rửa sạch, thái lát
- Mẹ ngậm miếng gừng rồi hà hơi vào cổ, ngực và bụng của trẻ
- Thực hiện 10 – 20 phút để thấy rõ hiệu quả
Gạo lứt
Gạo lứt mẹ đem rang vàng, sau đó cho vào cối giã mịn. Thêm nửa ly sữa và nửa ly nước ấm vào gạo rồi khuấy đều. Đun hỗn hợp trên đến khi gần cạn thì tắt bếp. Cho bé dùng 2 – 3 lần/ngày.
Tinh dầu bạc hà
Bạc hà có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chống viêm rất tốt. Chính vì vậy, mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh này có thể xoa dịu bụng, giúp tiêu hóa tốt hơn. Mẹ nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày để mang lại kết quả nhanh chóng.
Lưu ý: Hiệu quả của các mẹo dân gian sẽ tùy thuộc vào cơ địa cũng như thể trạng của mỗi bé. Tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Cách xử lý khi bé bị ọc sữa lên mũi
Ọc sữa lên mũi vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là các bước sơ cứu cơ bản khi bé sơ sinh bị ọc sữa lên mũi:
- Để bé ngồi dậy, sau đó dùng khăn lau sạch sữa ở mũi, mũi
- Với trẻ có biểu hiện khó thở, mẹ cần nhanh chóng hút sữa ở mũi và miệng. Mẹ nên thực hiện dứt khoát, để tránh làm bé bị khó chịu
- Bế vác trẻ lên vai và vỗ lưng nhẹ. Sau đó kiểm tra xem bé đã thở trở lại chưa. Nếu chưa, mẹ chuyển sang bước tiếp theo
- Mẹ đặt trẻ nằm lên đùi, dùng ngón tay thứ 2 và thứ 3 để ấn ngực. Vị trí ấn sẽ là giữa ngực của trẻ. Thực hiện dứt khoát 5 lần liên tiếp
- Sau khi sơ cứu, cha mẹ nên đưa trẻ ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi
Làm cách nào để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa?
Bên cạnh “mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh”, nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết nên phòng ngừa như thế nào? Dưới đây là một số thay đổi trong thói quen giúp bé giảm thiểu tình trạng ọc sữa, nôn trớ:
- Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé: Mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày, với lượng sữa giảm bớt. Cách này giúp giảm tải áp lực lên dạ dày và tiêu hóa tốt hơn
- Không để trẻ sơ sinh vừa nằm vừa bú: Sau khi ăn xong, mẹ nên bế bé khoảng 15 – 30 phút rồi mới để bé nằm xuống
- Cho bé bú đúng tư thế: Giữ bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho núm vú được lấp đầy để không khí không bị lọt vào
- Bổ sung canxi: Ọc sữa đi kèm với tình trạng quấy khóc, khó ngủ về đêm là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt canxi. Trong trường hợp này, cách phòng ngừa trẻ bị ọc sữa tốt nhất đó là bổ sung canxi
- Tránh xa khỏi thuốc lá: Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên sẽ gây tăng sinh axit dạ dày. Vì vậy, mẹ không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc nhé
Trên đây là một số mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ khắc phục được tình trạng ọc sữa, cho bé bú ngoan và mau lớn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp