Sinh mổ có được ăn tôm không?

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh phải kiêng tôm vì sợ sẹo lồi, ngứa…nhưng thực hư chuyện này như thế nào không phải ai cũng rõ. Đọc bài viết sau để biết mẹ sau sinh mổ có được ăn tôm không và nếu có, ăn như thế nào mới đúng.

  • Đẻ mổ ăn kiêng gì?
  • Sinh mổ nên ăn trái cây gì?

Giá trị dinh dưỡng trong tôm

Tôm là thực phẩm gần gũi với bữa cơm gia đình Việt và cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong tôm có chứa nguồn protein gần như tinh khiết. Cụ thể, trong 100g nguồn dinh dưỡng trong tôm tươi có đến 18,4g protein. Ngoài ra, còn có lượng Vitamin B12 cực dồi dào trong tôm. Tôm cũng là thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt, canxi, omega- 3… nhất.

Theo viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tôm là thực phẩm giúp giảm nguy cơ đột quỵ và ung thư cũng như củng cố hệ xương khớp. Tôm, tép có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu canxi, photpho, axit béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ, phụ nữ cần bổ sung dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe cũng như cung cấp nguồn sữa chất lượng cho con bú. Để đảm bảo vấn đề này, phụ nữ sau sinh cần có thực đơn đa dạng các món ăn.

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì phụ nữ sau sinh phải kiêng tôm vì tôm có tình hàn, có thể gây lạnh bụng. Thực tế, sinh mổ ăn tôm được không? Câu trả lời là hoàn toàn được vì tôm rất tốt cho sức khỏe, là nguồn cung cấp protein dồi dào giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sau sinh. Lượng canxi trong thịt tôm cũng giúp phát triển hệ xương cho em bé thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh khi ăn tôm cũng cần chú ý một số vấn đề để ăn cho đúng cách và tốt cho sức khỏe.

Lưu ý ăn tôm cho phụ nữ sau sinh mổ

Mẹ chỉ nên ăn lượng tôm vừa phải vì có thể khó tiêu hóa.

Khi chế biến, tôm phải được nấu chín kỹ, có thể thêm chút gừng để giảm tính lạnh, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa

Chỉ ăn những con tôm tươi, không ăn tôm chết, tôm đông lạnh vì hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh mổ vẫn còn yếu.

Phụ nữ có tiền sử dị ứng với tôm thì cần cân nhắc trước khi sử dụng thực phẩm này.

Khi mẹ bị ho cũng không nên ăn tôm bởi hệ hô hấp đang rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm.

Không kết hợp tôm cùng các rau, củ, quả giàu vitamin C vì có thể dẫn đến ngộ độc.

Gợi ý một số món ăn với tôm dành cho mẹ sau sinh mổ

Tôm rang lá chanh

  • Nguyên liệu:

Tôm tươi: 300 gram

Lá chanh: 5-7 cái

Hành lá: 1 ít

Hành khô: 1 củ

Gia vị: nước mắm ngon, tiêu, bột ngọt, đường

  • Cách thực hiện:

Sơ chế tôm, rửa sạch, cắt bỏ phần râu và đuôi tôm, rút chỉ đen ở lưng tôm; lá chanh rửa sạch, thái chỉ; hành khô băm nhỏ.

Ướp tôm với các gia vị: nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu, đường tùy khẩu vị trong khoảng 15 phút

Đợi dầu trong chảo nóng, phi thơm hành khô, cho tôm vào đảo liên tục đến khi tôm óng lên và cạn nước. Khi gần bắc ra, cho lá chanh vào đảo đều khoảng 30 giây.

Tôm hấp cách thủy

  • Nguyên liệu:

Tôm sú to: 500g

Gừng, sả, lá chanh

Quả chanh

Gia vị: bột ngọt, muối, dầu ăn, tiêu.

  • Cách thực hiện:

Sơ chế tôm, rửa sạch, cắt bớt râu và chân, ướp tôm với bột ngọt, tiêu, ít muối tùy khẩu vị

Sả sửa sạch, cắt khúc, đập dập

Ướp tôm với sả, gừng

Bắc nồi nước sôi rồi hấp cách thủy tôm trong khoảng 10 phút

Tôm rim mặn

  • Nguyên liệu:

Tôm tươi: 400g

Hành lá, hành khô

Gia vị: bột ngọt, muối, nước mắm, tiêu, đường

  • Cách thực hiện:

Rửa sạch tôm, bỏ phần đầu nhọn và râu, ướp với các gia vị trên theo khẩu vị

Đun nóng dầu ăn rồi phi thơm hành khô, sau đó cho tôm vào xào đều

Cho thêm chút nước mắm, đường vào và tim cho tới khi tôm cạn nước. Cuối cùng, rắc hành lá vào và thưởng thức.

Như vậy, phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể ăn được tôm và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý chỉ ăn tôm tươi và không ăn tôm nếu có tiền sử dị ứng tôm nhé. Để biết chi tiết và chính xác hơn về chế độ dinh dưỡng cho các mẹ trong và sau khi sinh, chị em nên tham gia lớp học tiền sản miễn phí khi sử dụng thai sản trọn gói của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Ngoài ra, mẹ cũng được hướng dẫn cách tắm bé và chăm sóc bé tại lớp học bổ ích này. Liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để biết thêm thông tin chi tiết.

Xem thêm

>> Mâm cơm ở cữ sau sinh mổ

> Sinh mổ ăn đậu bắp được không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc