GIÁO DỤC VNEN VÀ THỰC TẾ TRIỂN KHAI TẠI VIỆT NAM

1. Khái niệm giáo dục Vnen

Chương trình giáo dục VNEN là gì? Chương trình giáo dục VNEN là mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.

giáo dục VNEN và thực tế triển khai ở Việt Nam| Robot STEM TPA

2. Gần 30% trường tiểu học áp dụng VNEN

  • Dự án VNEN do Quỹ hỗ trợ giáo dục toàn cầu (Global Partnership for Education – GPE) tài trợ cho VN nghiên cứu, vận dụng để triển khai, ủy thác qua World Bank (Ngân hàng Thế giới); UNESCO tại VN là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại VN. Thời gian triển khai là 41 tháng (từ 1.2013 đến hết tháng 5.2016).
  • Sau thời gian thí điểm tại 24 trường tiểu học và 48 lớp 2 vào năm học 2011 – 2012 ở 6 tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Kon Tum, Đắk Lắk và Khánh Hòa) với 12 huyện, mô hình VNEN chính thức được triển khai vào năm học 2012 – 2013 cho tất cả 63 tỉnh, thành phố với 1.447 trường và được chia thành 3 nhóm tỉnh: Nhóm 20 tỉnh thuộc vùng khó khăn với 1.143 trường; nhóm 21 tỉnh ở mức trung bình với 282 trường; nhóm 22 tỉnh, thành có nhiều thuận lợi với 22 trường.
  • Từ 1.447 trường thuộc dự án, theo từng năm học, số trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình VNEN (không có sự hỗ trợ kinh phí của dự án) không ngừng tăng lên. Năm học 2013 – 2014 tăng thêm 257 trường ở 20 tỉnh, thành; năm học 2015 – 2016 có 1.039 trường ở 31 tỉnh, thành phố và năm học 2015 – 2016 có tất cả 2.730 trường (ở 53 tỉnh, thành) tự nguyện áp dụng mô hình, nâng tổng số trường áp dụng VNEN lên 4.177 trường, chiếm gần 30% tổng số trường tiểu học trong toàn quốc.
  • Sau khi thí điểm mô hình tại 24 trường THCS thuộc 6 tỉnh vào năm học 2014 – 2015, đến năm 2015 – 2016 đã triển khai áp dụng ở hơn 1.700 trường THCS thuộc 61 tỉnh, thành.
  • Dự án kết thúc từ ngày 31.5.2016 và ngừng hỗ trợ kinh phí cho các trường kể từ năm học 2016 – 2017. Tuy nhiên, tại văn bản hướng dẫn triển khai mô hình VNEN bậc tiểu học từ năm học 2016 – 2017 của Bộ GD-ĐT ngày 30.3.2016 nêu rõ: “Bộ sách giáo khoa của mô hình này sẽ được chỉnh lý, hoàn thiện để trở thành một trong những bộ sách phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng chính thức từ năm học 2018 – 2019”.

h%E1%BB%8Dc%20sinh%20ti%E1%BB%83u%20h%E1%BB%8Dc%20h%E1%BB%8Dc%20Vnen

3. Ưu điểm của VNEN

  • Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học.
  • Giáo viên với vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
  • Việc đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn phương pháp học tập có hiệu quả – phương pháp học tập là một yêu cầu quan trọng.
  • Phải xây dựng môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả.
  • Sách giáo khoa này gọi là tài liệu hướng dẫn học được thiết kế cho học sinh hoạt động, tự học, học nhóm; sách biên soạn cho 3 trong 1, nghĩa là sách dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
  • Hoạt động học tập của học sinh không đóng khung trong bốn bức tường lớp học, mà phải giúp học sinh “vận dụng” và “tìm tòi, mở rộng” ra bên ngoài. Đây là các hoạt động giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học, giáo viên không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp.

giáo dục VNEN và thực tế triển khai ở Việt Nam

4. Nhược điểm của VNEN khi áp dụng thực tế

Về cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng:

  • Số lượng học sinh một lớp chỉ từ 20-25 em, trong khi hiện tại nhiều trường sĩ số lớp lên đến 40-50 em, nhất là các vùng miền khó khăn cơ sở vật chất còn đầy đủ.
  • Phụ huynh mang thêm ánh nặng về chi phí mua sách, công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học…nhiều khu vực sẽ không phù hợp.

Về cách học cách dạy

  • Học sinh tiểu học còn nhỏ khó tự quản được cách học nhóm (nhận xét, đánh giá, báo cáo…). Học sinh lớp 2, 3 khó có thể điều khiển lớp học như một giáo viên.
  • Khi dạy học mô hình VNEN giáo viên giao việc học tập cho các nhóm, hoạt động giữa các nhóm không hoàn toàn đồng bộ, sẽ có những học sinh yếu kém, trong khi đó giáo viên lại mất nhiều thời gian kiểm tra trong nhóm, không có đủ điều kiện để theo dõi hết các hoạt động của các em, như thế sẽ khó hướng dẫn thêm cho những học sinh yếu. Chỉ có một hai học sinh trong lớp là tích cực hoạt động và hiểu được bài.

Vội vã triển khai

  • Để triển khai được mô hình này, cần phải tập huấn kỹ cho GV. Tuy nhiên, thực tế nhiều GV phàn nàn chưa hiểu rõ, chưa được tập huấn đúng mức, thậm chí không có tài liệu hướng dẫn giảng dạy (mà chỉ có tài liệu hướng dẫn học) nhưng đã vội triển khai.

Giáo dục VNEN được triển khai và mang những kỳ vọng thay đổi trong cách dạy, cách học. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như kỳ vọng về một phương pháp mới còn cần thêm thời gian cân nhắc để có những điều chỉnh phù hợp, hoặc là bước tiền đề cần thiết cho giáo dục trải nghiệm – giáo dục STEM.

TPA đồng hành cùng giáo dục STEM tại Việt Nam. Là đơn vị số 1 cung cấp thiết bị STEM, hệ thống các trung tâm STEM trên toàn quốc và hỗ trợ tranining giảng viên chuẩn đào tạo STEM tiêu chuẩn quốc tế.

TPA là đơn vị kinh nghiệm trong ngành STEM, chúng tôi đồng hành cùng giáo dục STEM tại Việt Nam: cung cấp robot giáo dục STEM, thiết bị STEM trong phòng Lab tại các trường.

Quý trường/quý khách hàng có nhu cầu về robot giáo dục, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hoàn toàn miễn phí