Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế

Sự ra đời và phát triển của pháp luật có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển của một đất nước, nhất là kinh tế của đất nước đó. Vậy Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế cụ thể ra sao? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn cùng Luật Hoàng Phi.

Khái niệm pháp luật và kinh tế

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Có thể pháp luật xuất hiện từ khi chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hóa xã hội thành giai cấp xuất hiện, giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hòa được. Trong khi giai cấp thống trị bao giờ cũng muốn hướng hành vi của mọi người vào lợi ích riêng của họ.

Do đó khi nắm trong tay các phương tiện quyền lực, giai cấp thống trị chọn lọc giữ lại, thừa nhận các trật tự chuẩn mực phù hợp với lợi ích của họ và biến chúng thành các trật tự xã hội, các quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo nhằm phục vụ lợi ích riêng của giai cấp thống trị.

Kinh tế là tổng hợp các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực khan hiếm. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.

moi quan he giua phap luat voi kinh te 1

Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế

Pháp luật là yếu tố thượng tầng xã hội, còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng. Do đó mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối liên hệ giữa một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng và một yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, trong mối quan hệ này pháp luật có tính độc lập tương đối. Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế có thể thấy pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế.

– Thứ nhất sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế

Các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu, sự phát triển của pháp luật.

+ Cơ sở kinh tế như tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế… sẽ quyết định sự ra đời, nội dung, hình thức và sự phát triễn của pháp luật.

+ Sự thay đổi của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi pháp luât. Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của kinh tế. Pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của kinh tế.

+ Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất, nội dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh cua pháp luật.

+ Chế độ kinh tế sẽ quyết định việc tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của các thiết chế pháp lý.

– Thứ hai pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế. Việc tác động của pháp luật với kinh tế theo những xu hướng tích cực hoặc tiêu cực khác nhau do đó pháp luật có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triễn của kinh tế.

+ Nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế – xã hội thì nó tác động tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền kinh tế, ở đây, sự tác động cùng chiều giữa pháp luật và các quá trình kinh tế xã hội. Pháp luật góp phần vào ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật phản ánh đúng trình độ kinh tế – xã hội.

+ Nếu pháp luật không phù hợp với các quy luật pháp triển kinh tế – xã hội được ban hành do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh tế,hoặc một bộ phận của nền kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội.

Ví dụ mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế

Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thể hiện rõ trong thời bao cấp tại Việt Nam.

Trong thời bao cấp hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc Khối xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó. Theo đó thì kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế do nhà nước chỉ huy. Trong thời kỳ bao cấp ra đời pháp luật thời kỳ bao cấp với chế độ tem phiếu để quản lý hàng hóa.

Pháp luật thời bao cấp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng các mệnh lệnh,quy định hành chính đối với các hoạt động kinh tế, đã làm nền kinh tế bị trì trệ dẩn đến khủng hoảng và kìm hãm toàn bộ nền kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta lúc bấy giờ.

Có thể thấy mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế có thể thấy pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế.

Qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế có thể thấy được pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Thiếu pháp luật thì nền kinh tế sẽ rất khó vận hành hoặc vận hành không có hiệu quả, các hoạt động kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và không thể kiểm soát. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế là không thể phủ nhận.