Quy phạm pháp luật luôn phải có đủ giả định, quy định và chế tài?

Quy phạm pháp luật luôn phải có đủ giả định, quy định và chế tài đúng hay sai?

Nhận định “Quy phạm pháp luật luôn phải có đủ giả định, quy định và chế tài” là sai, bởi vì Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.

Ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” – Điều 33 Hiến pháp năm 2013. Đây là một quy phạm pháp luật nhưng chỉ có bộ phận quy định không có bộ phận giả định và chế tài.

Xem thêm:

  • Chế tài là gì? Các loại chế tài và ví dụ cụ thể
  • Quy phạm pháp luật luôn phải có đủ giả định, quy định và chế tài?
  • Khái niệm quy phạm pháp luật và căn cứ phân loại quy phạm pháp luật
  • Cách xác định giả định, quy định, chế tài, cho ví dụ

Giả định, quy định, chế tài là gì?

Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật là một quy tắc xử sự chung, do đó mỗi quy phạm pháp luật cần giải quyết những vấn đề sau:

+ Trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh nào mà quy phạm pháp luật tác động đến? + Gặp những trường hợp đó, người ta xử sự như thế nào cho đúng luật?

+ Nếu không xử sự đúng quy định của pháp luật sẽ bị những chế tài gì? Trả lời các câu hỏi trên chính là hình thành nên cơ cấu của quy phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật có 3 bộ phận hợp thành: Giả định, quy định và chế tài. Lần lượt chúng ta tìm hiểu:

(i) Giả định:

Nêu rõ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của cuộc sống mà khi hoàn cảnh, điều kiện đó xảy ra thì người ở trong hoàn cảnh đó phải xử sự theo quy định của luật.

– Giả định thường trả lời các câu hỏi: Người (tổ chức) nào? Khi nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?

– Giả định là một bộ phận cần thiết không thể thiếu được trong quy phạm pháp luật, thiếu giả định thì quy phạm pháp luật trở nên vô nghĩa.

– Giả định của quy phạm pháp luật có thể đơn giản (chỉ nêu một hoàn cảnh, điều kiện), có thể phức tạp (nêu hai hay nhiều hoàn cảnh, điều kiện).

(ii) Quy định:

Là bộ phận thứ hai của quy phạm pháp luật nêu lên cách xử sự buộc người ta phải làm, không được làm hoặc đã thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm khi ở trong hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong giả định. Nói cách khác, quy định nêu quyền và nghĩa vụ khi ở vào điều kiện, hậu quả nêu ở phần giả định.

– Quy định thường trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Quy định chính là mệnh lệnh của Nhà nước buộc người ta phải tuân theo, nó thể hiện ý chí của Nhà nước. Thông qua bộ phận này, Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Quy định là bộ phận chủ yếu của quy phạm pháp luật và là cơ sở vững chắc giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền định tội, hay truy cứu trách nhiệm đối với người vi phạm pháp luật. Quy định là bộ phận cơ bản, không có quy định thì sẽ không có quy phạm pháp luật.

(iii) Chế tài:

Nêu biện pháp xử lý dự kiến sẽ áp dụng đối với những người đã xử sự không đúng hoặc làm trái quy định của Nhà nước – trái với nội dung đã ghi ở phần quy định của quy phạm pháp luật.

– Chế tài thường trả lời câu hỏi: Hậu quả như thế nào nếu không làm đúng quy định của Nhà nước. Để đảm bảo cho Quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế cần phải có phần chế tài.

– Chế tài là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, nó biểu hiện thái độ của Nhà nước và là điều kiện bảo đảm cần thiết cho những quy định của Nhà nước thực hiện chính xác và triệt để.

Mục đích của chế tài:

+ Trừng trị người vi phạm pháp luật, làm cho họ có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

+ Ngăn ngừa mọi khả năng có thể vi phạm pháp luật.

– Các loại chế tài: chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài kỷ luật v.v…