Là một nước nổi tiếng về nền văn minh cổ nhất thế giới, thành tựu văn hóa Ấn Độ gặt hái được phải nói là rất nhiều và đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Đây là các nôi của các tôn giáo lớn, nên từ tư tưởng văn học, chữ viết cho đến kiến trúc đều chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo. Điều đó đưa Ấn Độ trở thành một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại.
Ấn Độ là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại (Ảnh: Sưu tầm)
Bạn đang xem: Thành tựu văn hóa Ấn Độ đạt được có gì đặc sắc?
1. Ấn Độ là cái nôi của các tôn giáo
Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay như đạo Bà la môn, Ấn Độ giáo (đạo Hindu) và đạo Phật. Ngoài ra, còn có các đạo khác như đạo Jain, đạo Sikh. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.
Đạo Bà la môn ra đời vào thế kỉ XV trước công nguyên trong hoàn cảnh xã hội có sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, không có người sáng lập cũng như tổ chức giáo hội nên đến khoảng thế kỉ VIII đạo Bà la môn trở thành đạo Hindu sau khi bổ sung thêm những điều lệ về nghi thức, các vị thần sùng bái. Ba vị thần được tôn sùng trong đạo Hindu (Ấn Độ giáo) là Brama, Shiva và Visnu.
Đạo Hindu được nhiều người tại Ấn Độ tôn sùng (Ảnh: Sưu tầm)
Vào thế kỉ VI trước công nguyên, Phật giáo ra đời với người sáng lập là Siddharta Gautama, sau khi thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ông được tôn sùng là người đã giác ngộ, cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 điều: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Về niên đại của Phật giáo, dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 trước công nguyên làm năm mở đầu kỷ nguyên Phật giáo.
Đạo Jain cũng xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, người sáng lập đạo là Mihariva. Đạo Jain không thờ thượng đế nhưng thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại. Họ cũng cho rằng vạn vật đều có linh hồn và tin vào thuyết luân hồi. Cuối cùng là đạo Sikh do Nanak Dev sáng lập vào thế kỉ XV. Đạo này chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất và chống việc thờ các tượng thần khác nên người theo đạo này phản đối tín đồ đạo Hindu.
Tượng thờ của đạo Jain (Ảnh: Sưu tầm)
2. Ấn Độ có chữ viết từ rất sớm
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đây cũng được coi là một trong số những chữ viết phức tạp trên thế giới và chữ viết đầu tiên được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa với hơn 3.000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa. Theo tiến sĩ S.R. Rao, một nhà khảo cổ học Ấn Độ khám phá, thì đây là loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và vần với 22 dấu cơ bản, được viết từ phải sang trái.
Đến thế kỉ VII TCN, xuất hiện chữ Brami, loại chữ được sử dụng rộng rãi. Ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Sau đó, vào thế kỉ V TCN, trên cơ sở chữ Brami, xuất hiện chữ Đêvanagari (hay Sanskrit) có cách viết đơn giản thuận tiện hơn. Và đây là chữ viết Ấn Độ vẫn dùng đến hiện giờ.
Chữ Đêvanagari (hay Sanskrit) được người Ấn sử dụng đến hiện nay (Ảnh: Sưu tầm)
3. Văn học nổi bật với các bộ sử thi nổi tiếng
Thành tựu văn hóa Ấn Độ trong Văn học được công nhận là một trong những nền văn học cổ nhất thế giới. Trong thời cổ đại, văn học Ấn Độ gồm có kinh Vedas và sử thi. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bộ sử thi gồm 220.000 câu thơ phản ánh mọi mặt về xã hội Ấn Độ thời đó. Còn Ramayana kể về cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita với 48.000 câu thơ.
Trong thời trung cổ, văn học Ấn Độ phát triển phồn thịnh, có ảnh hưởng từ Hồi giáo với tác phẩm nổi bật là thơ ca Ba Tư và Urdu. Trong thời kì văn học đương đại, nhà thơ Bengal Rabindranath Tagore đã trở thành người đầu tiên đoạt giải Nobel của Ấn Độ.
Sử thi Ramayana: nàng Sita được tôn vinh như một chuẩn mực của người phụ nữ (Ảnh: Sưu tầm)
4. Lối kiến trúc đặc biệt theo từng tôn giáo
Nghệ thuật Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo vì các công trình đều phục vụ cho một tôn giáo nhất định. Chủ yếu là theo các yêu cầu từ 3 tôn giáo: đạo Hindu, Phật giáo, Hồi giáo.
Xem thêm : Ăn bánh mì chấm sữa có béo không? Tăng cân mất kiểm soát với bánh mì chấm sữa
Kiến trúc Hindu với những đền thờ có hình tháp nhọn, nhiều tầng và được điêu khắc tỉ mỉ. Tiêu biểu là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm 85 đền xen giữa những hồ nước và cánh đồng.
Cụm đền tháp Khajuraho (Ảnh: Sưu tầm)Kiến trúc Phật giáo với các ngôi chùa có mái tròn như bát úp, được xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi. Nổi bật nhất là dãy chùa hang Ajanta ở Trung Ấn, là chùa được đục vào sâu vách núi, với 29 gian chùa. Trong hang có một số lượng khổng lồ những bức tượng điêu khắc về đạo Phật rất đẹp.
Kiến trúc Phật giáo: dãy chùa hang Ajanta tại Trung Ấn (Ảnh: Sưu tầm)
Kiến trúc Hồi giáo với thiết kế không gian thoáng đãng, các đường nét thanh mảnh, trang trí ít rườm rà, thường có chỏm cầu búp sen, hình lá đề. Công trình kiến trúc nổi bật phải kể đến là tháp Mina và lăng Taj Mahal. Lăng Taj Mahal được xem là công trình đẹp nhất trong thành tựu văn hóa Ấn Độ và được thế giới miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng”.
Taj Mahal từ những góc nhìn đẹp diệu kỳ (Ảnh: Sưu tầm)5. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài
5.1. Chữ viết – Văn học
Chữ viết và văn học của các nước Đông Nam Á là lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng, chi phối lớn của văn hóa Ấn Độ. Về chữ viết, các nước Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào đều đang sử dụng tiếng Sanskrit. Đây vốn không phải là ngôn ngữ do họ tự sáng tạo ra mà được vay mượn từ tiếng Ấn Độ. Từ chữ Sanskrit, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Việt Nam vì nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc) sáng tạo ra ngôn ngữ của nước mình.
Có thể thấy chữ viết Thái Lan cũng dùng chữ Sanskrit của Ấn Độ (Ảnh: Sưu tầm)Về văn học, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á thể hiện cực kỳ rõ nét trong các tác phẩm văn học. Dòng chảy văn học mang đậm đà bản sắc văn hóa dân gian, sử thi như Ramayana (sử thi cổ viết theo thể trường ca bằng tiếng Sanskrit), Mahabharta (một trong hai tác phẩm sử thi nổi tiếng nhất Ấn Độ, là bản trường ca gồm có 200.000 câu thơ riêng lẻ), Jakarta, Panchatantra,..
5.2. Tôn giáo
Ấn Độ vốn được mệnh danh là đất nước của tôn giáo. Đây được biết đến là cái nôi sản sinh ra những tôn giáo lớn nhất của thế giới hiện nay như Phật giáo, Ấn Độ giáo,… Vì thế, tôn giáo cũng là lĩnh vực mà các nước Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ấn Độ. Phật giáo được du nhập và Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ I – II đầu Công Nguyên.
Borobudur- ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới tại Indonesia (Ảnh: Sưu tầm)Bằng nhiều con đường, nhiều hình thức khác nhau nên Phật giáo du nhập vào từng quốc gia cũng khác nhau và chịu sự ảnh hưởng không đồng nhất. Ấn Độ giáo lại đóng một vai trò quan trọng giúp hình thành các nhà nước ở khu vực này.
5.3. Nghệ thuật – Kiến trúc
Nhắc đến sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á, điều đó thể hiện rất rõ trong lối kiến trúc, điêu khắc và các công trình nghệ thuật. Đặc biệt khi bạn càng đi du lịch nhiều ở những đất nước này, bạn sẽ nhận ra một vài điểm chung quen thuộc, thể hiện trong các mảng phù điêu, mô típ điêu khắc chạm trổ, mái ngói, cách trang trí, màu sắc,… đều mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
Hầu hết các công trình của mọi nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar,… đều có mục đích tôn giáo, thờ một vị thần cai trị nào đó. Những nét tương đồng mà khi nhìn vào ta dễ dàng nhận ra ngay là ở kiến trúc Phật giáo có mái vòm hình tròn, chiếc bát úp, hình dáng thấp. Kiến trúc Hindu luôn chia làm nhiều tầng với tầng đỉnh tháp nhọn, trang trí phía ngoài là những bức phù điêu.
Angkor Wat chiều tà (Ảnh: Sưu tầm)Xem thêm : Bánh Chưng biểu tượng văn hoá trong ngày Tết cổ truyền Việt
Không thể không kể đến công trình nổi bật như tháp Chàm, Angkor Wat, Pagan, Borobudur,… Kiến trúc Islam lại nổi tiếng với những ô hình hình vòm thay vì hình vuông như thông thường. Mái ở những công trình này cũng được bo tròn và đặc biệt nhất là sân luôn luôn rộng.
5.4. Lễ hội – Ẩm thực
Bên cạnh tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật hay chữ viết – văn hóa, ẩm thực và lễ hội các nước Đông Nam Á cũng là những khía cạnh chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ. Bạn chỉ cần để ý sẽ thấy thời gian tổ chức lễ hội, các khâu tiến hành, mục đích và tính chất lễ hội ở các nước này khá tương đồng nhau. Về ẩm thực, Ấn Độ nổi tiếng với món cà ri. Và bạn không cần phải đến Ấn Độ mới được ăn các món này. Hầu khắp các quốc gia trên thế giới lẫn Đông Nam Á đều đã quá phổ biến trong nhiều nhà hàng, quán ăn.
Món cà ri tại Việt Nam đã được gia giảm các nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị (Ảnh: Sưu tầm)Để biết thêm về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia. Indonesia,… ra sao, đọc thêm Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á.
Ấn Độ sở hữu nét độc đáo trong từng lĩnh vực, từ tín ngưỡng, lối sống cho đến các công trình kiến trúc, tác phẩm văn học. Với những thành tựu văn hóa Ấn Độ được kể trên là những điều bạn nên tìm hiểu trước khi đặt chân du lịch đất nước này. Còn chờ gì hãy tự mình khám phá những nét văn hóa cổ đặc sắc của Ấn Độ, chắc chắn bạn sẽ phải trầm trồ những hình ảnh văn hóa độc đáo này.
Bạn cũng có thể tham khảo các Tour Ấn Độ đang có nhiều ưu đãi lớn của PYS Travel:
Tour Tam giác vàng Ấn Độ
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Kashmir Ấn Độ
Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Hành hương Ấn Độ của PYS Travel
Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp