Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của hầu hết người tiêu dùng nhiều loại hình mua bán xe máy, điện thoại cũ,… ngày càng phát triển. Việc mua lại đồ đã qua sử dụng có một số lợi ích như chi phí rẻ, có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên việc mua đồ đã qua sử dụng không thể không tránh khỏi việc mua nhầm phải đồ ăn cắp. Vậy, vô ý mua nhầm đồ ăn cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017 và năm 2021);
Bạn đang xem: Vô ý mua nhầm đồ ăn cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
– Thông tư liên tịch số: 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Vô ý mua nhầm đồ ăn cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hiện nay, theo quy định Bộ luật Hình sự có quy định về phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm có. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015:
Thứ nhất, Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
– Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Tái phạm nguy hiểm.
Thứ ba, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
– Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
Xem thêm : Đất thương mại, dịch vụ là gì? Có nên đầu tư không?
– Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
Thứ tư, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
– Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
– Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
Thứ năm, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm có:
Để xác định có hay không việc truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cần xem xét đến các yếu cấu thành tội phạm:
Thứ nhất, mặt khách quan của tội phạm được hiểu là hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Cụ thể:
– Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu đây là hành vi cất giấu tài sản trái quy định pháp luật như là hành vi nhận cất giấu, cất giữ, bảo quản hoặc cho để nhờ, hay cho thuê địa điểm để cất giấu, cất giữ,… tài sản mà người khác mà biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có.
Cần lưu ý rằng hành vi chứa chấp thuộc hành vi khách quan của tội này chỉ khi người thực hiện hành vi chứa chấp tài sản từ người phạm tội. Trong trường hợp thực hiện hành vi chứa chấp mà không phải việc nhận tài sản từ người phạm tội mà có thì không phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS năm 2015) mà có thể phạm tội khác theo quy định của Bộ luật Hình sự.
– Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là người thực hiện hành vi trực tiếp giao dịch với người phạm tội hay nhận tài sản từ người phạm tội từ đó chuyển giao cho người khác theo như ý chí của người phạm tội trái pháp luật. Đây có thể là hành vi: nhận tài sản mua để sử dụng hoặc bán lại, giới thiệu lại cho người khác mua,… Theo đó, hành vi tiêu thụ bao gồm cả hành vi tiêu thụ trực tiếp tiến hành giao dịch với người phạm tội, có thể nhận tài sản từ người phạm sau đó theo ý chí của người phạm tội chuyển giao tài sản cho người khác vì lợi ích của cả hai hoặc chỉ lợi ích của người phạm tội.
Điều kiện để các hành vi nêu trên cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS năm 2015): (i) Phải không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản về việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản;
(ii) Người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ phải biết rõ tài sản đó do người khác phạm tội mà có.
Tuy nhiên, “tài sản do người khác phạm tội mà có”, “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”, “tài sản” được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật? Căn cứ Khoản 1 và Khoản Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền đã giải thích khái niệm về Tài sản do người khác phạm tội mà có giải thích rõ ràng, cụ thể:
– Tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu đây là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội như tài sản chiếm đoạt được, tham ô,… hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội như xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua,…
Xem thêm : Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
– Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có được hiểu là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
– Tài sản ở đây bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao,…
Thứ hai, chủ thể tội phạm là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự;
Thứ ba, về mặt chủ quan người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Lỗi được hiểu là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
– Lỗi cố ý trực tiếp về lý trí người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra. Về ý chí người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả đó hoàn toàn phù hợp với mục đích của người phạm tội.
– Lỗi cố ý gián tiếp. Về lý trí người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra. Về ý chí, người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc để cho hậu quả xảy ra.
Do vậy, đối với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản nhưng không biết tài sản này là tài sản do người khác phạm tội mà có. Như vậy, vô ý mua nhầm đồ ăn cắp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người vô ý mua nhầm đồ ăn cắp thì nên làm gì?
Người vô ý mua nhầm đồ cắp phát hiện đồ mà mình mua là đồ ăn cắp ví dụ như điện thoại, xe máy, ô tô,… là tang vật của người khác phạm tội mà có có thể do trộm cắp, cướp,… thì giao dịch này được coi là vô hiệu bởi:
Việc giao dịch mua bán điện thoại, xe máy, ô tô,… là giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Một giao dịch dân sự có hiệu lực theo quy định pháp luật thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Về chủ thể cần có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;
(ii) Tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
(iii) Mục đích, nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không được trái với đạo đức xã hội.
(iv) Hình thức giao dịch tuân thủ quy định của pháp luật.
Do vậy, giao dịch dân sự khi mua điện thoại, xe máy, ô tô,… là giao dịch vô hiệu và các bên phải tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, người vô ý mua nhầm đồ ăn cắp hoàn toàn có quyền yêu cầu người bán trả lại cho nhau những gì đã nhận, trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Ngoài ra, có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu Tòa án giải quyết trong trường hợp bên bán không trả lại cho người mua.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh khỏi tình trạng mua phải tài sản do phạm tội mà có thì cần xem xét nguồn gốc, giấy tờ, tình trạng của điện thoại, xe máy, ô tô,… có thế chấp, cầm cố, tranh chấp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp