- Trách nhiệm dân sự là gì? Tổng hợp các loại trách nhiệm dân sự
- Cách cúng ông Công ông Táo 2023 đầy đủ nhất và đơn giản nhất
- Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
- Mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh
- Bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hóa dân tộc, để nền văn hiến Việt Nam rạng danh muôn thuở*
Thế nào là tố cáo? Mục đích của tố cáo là gì? (Hình từ Internet)
Bạn đang xem: Thế nào là tố cáo? Mục đích của tố cáo là gì?
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Thế nào là tố cáo? Mục đích của tố cáo là gì?
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ: là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Cơ quan, tổ chức.
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Về câu hỏi: Mục đích của tố cáo là gì?
Mục đích của tố cáo nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
(Khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Tố cáo 2018)
Người tố cáo là ai? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
Cụ thể tại Điều 9 Luật Tố cáo 2018, người tố cáo sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Xem thêm : Sông hậu ở đâu – sông hậu bắt nguồn từ đầu
(1) Về quyền
– Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo 2018;
– Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
– Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
– Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
– Rút tố cáo;
– Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
– Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
(2) Về nghĩa vụ
– Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018;
– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
– Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo
Các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo:
Xem thêm : Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu á?
– Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
– Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
– Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
– Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
– Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
– Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
– Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
– Bao che người bị tố cáo.
– Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
– Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
– Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
– Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
(Điều 8 Luật Tố cáo 2018)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp