Mục tiêu của kiểm soát nội bộ – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ là giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, các chế độ pháp lý, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý tại mỗi doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhà quản trị kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh theo đúng hướng phát triển doanh nghiệp vững mạnh. Vậy mục tiêu cụ thể của kiểm soát nội bộ là gì? Hãy cùng Taca hiểu rõ hơn về mục đích của kiếm soát nội bộ thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong mỗi doanh nghiệp

1.Theo Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC)

Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp ký và đảm bảo hiệu quả hoạt động.

1.1. Một hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục nhằm 4 mục tiêu:

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ theo IFAC

– Thứ nhất: Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp:

Tài sản của doanh nghiệp rất nhạy cảm với vấn đề gian lận, biển thủ, mất cắp, hư hỏng, sử dụng không đúng mục đích nên chúng cần được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thích hợp. Điều này cũng tương tự như một số tài sản phi vật chất như các tài liệu quan trọng (các hợp đồng bảo mật của nhà nước) và sổ sách. Sự bảo vệ một số tài sản và sổ sách nhất định đã trở nên ngày càng quan trọng hơn kể từ khi có hệ thống máy tính. Số lượng lớn thông tin được tồn trữ trong các phương tiện bằng máy tính như đĩa từ có thể bị phá hoại nếu không cẩn trọng bảo vệ chúng.

Vì vậy, mục tiêu của kiểm soát nội bộ đề cập đến việc bảo đảm được hiệu quả của mọi hoạt động và phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý. Tài sản của doanh nghiệp phải được bảo vệ tốt nhất. Các tài sản này có thể bị đánh cắp, bị lạm dụng vào các mục đích khác nhau, hoặc bị hư hại, tổn thất nếu không được bảo vệ bởi hệ thống kiểm soát thích hợp.

  • Internal Audit: What It Is, Different Types, and the 5 Cs – Kiểm soát nội bộ là gì? Phân loại, và 5C
  • Phương thức tối ưu giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ thực sự hiệu quả

– Thứ hai: Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin:

Thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý. Như vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ và khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế tài chính. Các nhà quản lý chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận

Như vậy, Trong hoạt động kinh doanh cũng như một số hoạt động khác cần được bảo mật, các thông tin cần phải được lưu giữ, bảo quản theo đúng yêu cầu, để tránh rò rỉ cho các đối tượng không cần thiết, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các rủi ro.

– Thứ ba: Đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý:

Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế trong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng mức. Cụ thể Hệ thống kiểm soát nội bộ cần duy trì kiểm tra việc tuân thủ cácchính sách có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập báo cáo tài chính trung thực và khách quan. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản lý đối với những hành vi không tuân thủ trong doanh nghiệp. Theo thông lệ chung, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của báo cáo tài chính cũng như việc tuân thủ luật pháp trong một doanh nghiệp chính là những người quản lý của doanh nghiệp. Nói cách khác, việc ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm như gian lận hay sai sót là trách nhiệm của những người quản lý. Bởi vì nếu không thực hiện được điều này, chắc chắn hoạt động của doanh nghiệp sẽ không có hiệu quả, các thông tin không trung thực, thậm chí doanh nghiệp có thể bị giải thể vì những hành vi không tuân thủ pháp luật. Đối với hành vi không tuân thủ, đoạn 08 chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 250 -Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính -xác định: “Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp được kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật và các quy định hiện hành, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định trong doanh nghiệp”

– Thứ tư: ảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý:

Các quá trình kiểm soát trong một doanh nghiệp được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, định kỳ các nhà quản lý thường đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện cơ chế giám sát của Hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp. Như vậy, tuy nằm trong một thể thống nhất song bốn mục tiêu của kiểm soát nội bộ đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu và kết hợp hài hoà các lợi ích trên.

Chính vì vậy hệ thống kiểm soát nội bộ phải đưa ra được các chính sách, quy định để ngăn chặn trước mọi biểu hiện có thể vi phạm pháp luật và bảo đảm các hành động phải được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

1.2. Nhiệm vụ hệ thống kiểm soát nội bộ

Để đạt được 4 mục tiêu trên thì hệ thống kiểm soát nội bộ cần thực hiện 5 nhiệm vụ sau:

+ Bảo vệ tài sản và thông tin của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích nhà quản lý đề ra.

+ Điều khiển và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hiệu quả.

+ Đảm bảo cho các quyết định và chế độ quản lý được thực hiện đúng thể thức và giám sát mức hiệu quả của các chế độ và các quyết định đó.

+ Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm và gian lận trong kinh doanh.

+ Lập các Báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân thủ theo các yêu cầu pháp định.

>> Xem thêm:

  • Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp: Kiến thức nhà quản trị cần biết
  • Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp: Yếu tố sống còn quyết định đến hiệu suất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

2.Theo định nghĩa của COSO:

Kiểm soát nội bộ là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau:

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ theo COSO

2.1. Mục tiêu của kiếm soát nội bộ:

– Mục tiêu kết quả hoạt động: Doanh nghiệp cần đảm bảo hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động như:

+ Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực khác của doanh nghiệp

+ Hạn chế rủi ro

+ Đảm bảo sự phối hợp, làm việc của toàn bộ nhân viên của các bộ phận trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp với hiệu năng và sự nhất quán.

+ Tránh được các chi phí phát sinh không đáng, đồng thời tránh được việc đặt các lợi ích khác (của nhân viên, của khách hàng…) lên trên lợi ích của doanh nghiệp.

– Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật thông tin tài chính và quản lý một cách cụ thể, chính xác trên báo cáo tài chính

+ Các báo cáo của doanh nghiệp cần thiết được lập đúng hạn và đáng tin cậy để làm căn cứ giúp nhà quản lý ra quyết định trong nội bộ doanh nghiệp

+ Thông tin gửi đến Ban Giám Đốc, Hội Đồng Quản Trị, các cổ đông và các cơ quan quản lý của doanh nghiệp phải có chất lượng và tính nhất quán

+ Báo cáo tài chính và các báo cáo quản lý khác được trình bày một cách hợp lý và dựa trên các chính sách kế toán đã được xác định rõ ràng

– Mục tiêu tuân thủ: Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành như:

+ Các luật và quy định của Nhà nước.

+ Các yêu cầu quản lý.

+ Các chính sách và quy trình nghiệp vụ do doanh nghiệp đề ra.

>>Xem thêm:

  • Tìm hiểu về các loại thủ tục kiểm soát nội bộ trong mỗi doanh nghiệp là gì?
  • Hoàn thiện công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong mỗi doanh nghiệp

2.2. Nhiệm vụ hệ thống kiểm soát nội bộ:

+ Doanh nghiệp cần ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ.

+ Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ.

+ Bảo vệ doanh nghiệp trước những thất thoát có thể tránh.

+ Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh.

>>Xem thêm:

  • Vai trò của kiểm soát nội bộ đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay là như thế nào?

Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết trên TACA mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát và giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chính xác giúp hoạt động kiểm soát nội bộ được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực sự xây dựng được quy trình kiểm soát phù hợp với doanh nghiệp một cách hiệu quả, bạn cần dựa vào mục tiêu – chiến lược – mô hình và quy mô kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi người ra quyết định trong kiểm soát nội bộ cần có nền tảng kỹ năng – chuyên môn và am tường nội bộ doanh nghiệp cũng như tầm nhìn bao quát để có thể xây dựng quy trình sát nhất, thực tế nhất với nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp có thể nhờ đến sự cố vấn cấp cao của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt hiệu quả tối ưu nhất có thể.

Tận dụng 3 NGUỒN SỨC MẠNH: CHUYÊN MÔN KINH NGHIỆMCÔNG NGHỆ. TACA tự hào là một trong các đơn vị hàng đầu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tối ưu hệ thống nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng suất cho mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Để trở thành, đơn vị tiếp theo được thừa hưởng nền tảng vững chắc về chuyên môn – kinh nghiệm – công nghệ giúp phát hiện và kịp thời xử lý các rủi ro, gian lận, thất thoát, sự bất hợp lý trong hệ thống kiểm soát nội bộ (công cụ quản trị đến cách thức vận hành trong doanh nghiệp). Đồng thời, tăng năng suất lao động, giảm sức người, tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng cơ hội mở rộng kinh doanh. TACA gửi đến bạn đọc dịch vụ tư vấn về “kiểm soát nội bộ” dưới đây:

  • Dịch vụ kiểm soát nội bộ
  • Dịch vụ xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Nếu doanh nghiệp bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 trên Webiste chính thức của TACA.

Taca Business Consulting,

Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.