Vào Tết Hàn thực ngày 3 tháng 3 Âm lịch, người dân thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng tế đất trời, tổ tiên.
Ý nghĩa ngày Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch
Bạn đang xem: Tết Hàn thực là ngày gì? Ý nghĩa ngày Tết Hàn thực ngày 3 tháng 3
Ngày 3/3 âm lịch còn gọi là Tết Hàn thực. Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn. Tết Hàn thực có ý nghĩa là ngày Tết ăn đồ lạnh.
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, Tết Hàn thực ở Việt Nam được bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc được lưu truyền tới ngày nay.
Đó là vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên người hiền sĩ đi theo phò vua tên là Giới Tử Thôi đã lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công giúp mình trải qua những năm tháng khó khăn, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng để thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).
Mặc dù bắt nguồn từ một điển tích ở Trung Quốc, tuy vậy Tết Hàn thực ở Việt Nam vẫn mang những bản sắc riêng biệt, đậm nét văn hóa người Việt.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, bắt đầu từ tháng 3 hằng năm, thời tiết dần nóng lên, cũng là thời điểm chuyển giao sang mùa hè. Vì thế, để đánh dấu thời điểm này, cứ vào ngày 3/3 Âm lịch, người dân làm bánh trôi, bánh chay để cúng tế đất trời, tổ tiên. Nhiều sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhở về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6 tháng Ba tại làng Hát Môn (Phúc Thọ – Hà Nội), ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng Ba và hội Phủ Giầy tháng Ba lễ Mẫu.
Xem thêm : Sinh năm 1967 năm nay bao nhiêu tuổi
Bánh trôi, bánh chay vừa tượng trưng cho những thức ăn nguội – hàn thực, vừa là sản vật từ những mùa lúa bội thu dâng lên ông bà tổ tiên cầu mong mưa thuận gió hòa. Vì vậy người Việt gọi ngày mùng 3 tháng Ba Âm lịch là Tết bánh trôi – bánh chay.
Theo lịch vạn niên, Tết Hàn Thực 2020 rơi vào thứ 5 ngày 26/3 dương lịch, ứng với ngày 3/3 âm lịch năm Canh Tý.
Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực ngày 3 tháng 3
Mâm cỗ cúng ngày Tết Hàn thực gồm:
– Hương, hoa, trầu cau.
– 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (hoặc 3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ. Nói về con số bát bánh trôi và bánh chay phải là 5 hoặc 3 bởi vì cha ông ta quan niệm số lẻ là số tâm linh.
Ngoài ra, gia đình cũng có thể cúng thêm hoa quả và các thứ bánh trái khác.
Cách làm bánh trôi bánh chay truyền thống ngày Tết Hàn thực
Bước 1: Ngâm đậu xanh đã bỏ vỏ trước 2 tiếng cho mềm, sau đó nấu chín.
Bước 2: Khi đậu xanh chín, bớt lại một nửa để rắc lên bánh chay, phần còn lại giã hoặc xay nhuyễn, sao đó cho thêm sữa đặc vào đậu để trộn cùng, thêm lượng vừa đủ dừa bào sợi vào hỗn hợp trên sao cho dừa, đậu xanh, sữa hòa quyện vào nhau.
Bước 3: Sau khi nhào bột cho dẻo hơn, chia bột thành từng viên bằng đốt ngón tay cái để làm bánh trôi, viên có lượng bột gấp đôi để làm bánh chay. Nhân bánh trôi là đường phên được cuộn vào giữa. Nhân bánh chay là đậu xanh sữa dừa.
Bước 4: Đun một nồi nước sôi to. Nước sôi thả bánh trôi vào luộc. Khi thấy bánh nổi hẳn lên mặt nước tức là bánh đã chín. Dùng muôi thủng để vớt bánh. Đổ luôn bánh vừa vớt vào bát nước nguội đã chuẩn bị sẵn để bánh không bị nhão, tròn nguyên vẹn.
Bước 5: Bánh nguội, vớt bánh ra đĩa, chắt phần nước đọng lại ở đĩa đi. Đối với bánh trôi sau đó cần rắc vừng rang lên bề mặt bánh là hoàn thành.
Xem thêm : Lưu ngay các loại trà túi lọc tốt cho sức khỏe được dùng phổ biến
Bước 6: Hòa tan bột sắn dây với 100g đường và nước, đặt lên bếp đun sôi sao cho hỗn hợp sắn dây sánh, lỏng thì tắt bếp, thêm nước hoa bưởi vào để tạo mùi thơm. Bánh chay múc ra bát, thêm nước sắn dây. Có thể rắc thêm vài hạt đậu đã đồ chín hoặc vài sợi dừa nạo.
Xem thêm nhiều cách làm bánh trôi bánh chay ngon, hấp dẫn
Văn khấn ngày tết hàn thực ngày 3 tháng 3
Theo sách Văn khấn nôm truyền thống của NXB Thanh Hóa, khi cúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn thực (3 tháng Ba âm lịch) nên đọc bài văn khấn sau đây.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Dì, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ……….. Ngụ tại: ………………………
Hôm nay là ngày: ………………. gặp tiết Hàn thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp