? trang 151
Trả lời câu hỏi 1 trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Bạn đang xem: Bài 22. Châu Nam Cực SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực” và quan sát hình 22.1.
Lời giải chi tiết:
Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:
Xem thêm : Cua đồng kỵ gì? Canh cua đồng kỵ với món gì có thể gây độc?
– Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất so với các châu lục khác (cuối thế kỉ XIX).
– Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa Nam Cực.
– Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Nhiều quốc gia đã xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học tại đây.
– Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực nhằm đảm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.
– Đến năm 2020, có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, trong đó có 29 quốc gia tham vấn.
– Châu Nam Cực hiện không có dân cư sinh sống thường xuyên, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 1000 đến 5000 nhà khoa học và khách du lịch đến đây.
Trả lời câu hỏi 2 trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5, hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực” và dựa vào hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực:
– Địa hình: độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
– Khoáng sản: giàu có (than, sắt, dầu mỏ).
– Khí hậu: lạnh nhất, nhiều gió bậc nhất và khô nhất trên Trái Đất.
– Thực vật rất nghèo nàn. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, chim biển, cá voi,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp