Nghĩa vụ trả nợ chấm dứt khi người vay chết có đúng không?

Nghĩa Vụ Trả Nợ Chấm Dứt Khi Người Vay Chết Có đúng Không?
Nghĩa vụ trả nợ chấm dứt khi người vay chết có đúng không?

1. Hợp đồng vay tiền là gì?

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.

– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

+ Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất tối đa không quá 10%/năm của số tiền chậm trả.

2. Nghĩa vụ trả nợ chấm dứt khi người vay chết

Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại. Cụ thể nghĩa vụ đó được quy định như sau:

– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ trả tiền được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả tiền do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đặc biệt hơn nữa khi Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Chính vì vậy, khi người vay tiền chết, người thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế được hưởng trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người cho vay.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp: nếu trong hợp đồng vay tiền cho thỏa thuận chỉ người vay là người phải trả nợ thì khi người này chết, hợp đồng vay tiền sẽ chấm dứt bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp:

Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

Có thể thấy, khi người vay tiền chết người thừa kế của người đó có nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản của người chết để lại, trừ trường hợp trong hợp đồng vay tiền thỏa thuận nghĩa vụ trả tiền phải do chính người vay trả hoặc có thỏa thuận khác.

Khi người vay tiền chết, bên cho vay có quyền yêu cầu người thừa kế của người vay trả tiền. Trường hợp người thừa kế cố ý không trả, bên cho vay có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Bên cho vay cần phải có các giấy tờ chứng minh về việc vay tiền.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào

1, Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2, Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3, Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4, Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

4. Khởi kiện ở đâu khi bên vay không trả nợ

Cho vay tiền là một trong những vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự quy định:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định trên, thì có thể thấy rằng trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu hết thời hạn theo thỏa thuận mà bên vay vẫn chưa trả được nợ, bên cho vay có thể làm thủ tục khởi kiện ra tòa án để đòi tiền.

Căn cứ theo Điều 35, 39 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với các vụ việc tranh chấp dân sự sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (bên vay tiền) cư trú, làm việc.

Trong đó, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Người khởi kiện có thể nộp đơn kiện trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên vay tiền cư trú, làm việc.

5. Sống chung như vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ thay không

Căn cứ Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

  1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

  1. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Căn cứ thêm tại Khoản 1 Điều 14 luật điều chỉnh trên có quy định:

  1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Như vậy, theo quy định trên thì do bạn và người yêu của bạn không làm thủ tục đăng ký kết hôn nên không được xem là vợ chồng hợp pháp. Đồng nghĩa với việc không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, bên cạnh đó với khoản nợ này bạn không có nghĩa vụ trả thay.