NGÀNH VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG HỌC GÌ? LÀM GÌ?

Văn hóa học truyền thông là một ngành khoa học, nhân văn về con người và xã hội, về nghiên cứu văn hoá. Ngành Văn hóa học truyền thông trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn. Nếu các bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1.Ngành Văn hóa truyền thông là gì?

Được biết Ngành Văn hóa học truyền thông là bộ môn chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa bao gồm nội hàm cơ sở văn hóa và các lĩnh vực liên quan đến văn hóa từ nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội.

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học truyền thông trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có hệ thống kiến về văn hoá, văn hoá học lý luận và văn hoá học ứng dụng. Đồng thời, ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội.

Ngoài ra, Ngành Văn hóa học truyền thông còn cung cấp thêm về cách tổ chức công việc, sử dụng được ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp, có khả năng tự bồi dưỡng, độc lập trong nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Ngành học này đòi hỏi sinh viên phải có khả năng lập luận, trình bày vấn đề tốt trong nhiều môi trường khác nhau và có ý thức tự học suốt đời, biết cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra.

2. .Ngành Văn hóa học truyền thông ra trường làm gì?

Ngành Văn hóa học truyền thông có khá ít trường đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học truyền thông sẽ làm việc trong những lĩnh vực sau:

-Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ về văn hóa – thông tin, về chính trị hay hành chính Nhà nước và các tổ chức xã hội.

-Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.

-Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch như: Sở văn hóa – thể thao du lịch, phòng văn hóa thông tin huyện, nhà văn hóa, phòng văn hóa các cấp từ Trung ướng đến địa phương.

-Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí, hay biên dịch, biên soạn sách giáo khoa, soạn thảo văn bản, truyện tranh, thơ, văn…

-Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…

-Ngoài ra, đối với cử nhân văn hóa học chuyên ngành văn hóa truyền thông thì các bạn có thể làm phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn, đài truyền hình. Nhân viên tại các công ty truyền thông hay các công ty chuyên tổ chức sự kiện. Tùy thuộc vào công việc, vị trí cũng như năng lực của bản thân mà các bạn sẽ được nhận mức lương xứng đáng.

3. Ngành Văn hóa học truyền thông dễ xin việc không ?

Trước Khi xác định học ngành học này các bạn cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ những công việc sau khi ra trường phải làm và làm ở đâu. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì nếu bạn học một ngành học quá khó xin việc thì coi như ngay từ đầu bạn đã lựa chọn sai và cần phải điều chỉnh lại ngay.Do vậy việc xác định đầu ra khi chọn ngành học là yêu tiên số một bởi vì học ngành nào chúng ta đều phải xác định phải có tương lai tức là ra trường phải có việc làm trong khả năng của mình?

-Đối với Ngành học này: trên thực tế gần được coi như ngành học đặc thù bởi vì phạm vi làm việc hẹp tức là khi các bạn học ngành học này chỉ làm việc được trong một số cơ quan tổ chức nhất định chứ không phải chỗ nào cũng cần chuyên môn của ngành học này ( Vd: Chẳng hạn bạn học ngành sư phạm thì chỉ có thể làm việc trong các trường học còn các lĩnh vực khác của đời sống xã hội không phù hợp; Nhưng nếu bạn học khối kỹ thuật, công nghệ, kế toán, Công nghệ thông tin, điện, điện tử …Thì có thể làm việc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội)

-Do vậy, trên thực tế hầu hết các thí sinh lựa chọn ngành học này đều đã có chỗ thân quen lo được đầu ra nên mới xác định học ngành học đặc thù này.

-Việc làm khó khăn, thu nhập của ngành học này không được khả quan so với ngành khác nên hàng năm số thí sinh lựa chọn học không nhiều vả lại cũng rất ít trường đào tạo ngành học này do không tuyển sinh được và như cầu xã hội không nhiều.

-Trên thực tế đã có rất nhiều thí sinh chọn sai ngành học dẫn đến thất nghiệp? Ra trường rồi lại phải chuyển sang đăng ký một ngành học khác để đi xin việc? Hãy sáng suốt khi lựa chọn ngành học để tránh không đi vào vết xe đổ nhé?

-Chúc các bạn lựa chọn sáng suốt để có tương lai chắc chắn? Học là phải có việc làm, phải xác định được đầu ra, trước khi chọn ngành học nhé?

Vừa rồi xettuyenonline.vn đã chia sẻ tới các bạn những thông tin về ngành Văn hóa học truyền thông. Hy vọng với những chia sẻ trên đây các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành nghề mà mình muốn lựa chọn nhé! Chúc các bạn thành công!