1. ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày gì?
Nhắc tới ngày 2/9 là nhân dân Việt Nam ai cũng biết đó là ngày Quốc khánh của nước ta.
Quốc khánh theo từ điển tiếng việt được hiểu là ngày lễ mững chung của cả nước kỷ niệm ngày thành lập nước.
Bạn đang xem: Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày gì?
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có ngày quốc khánh, và ngày này thường được xác định vào ngày mà đất nước được thành lập (ngày đất nước giành độc lập).
Như ở Hoa Kỳ, ngày quốc khánh được xác định là ngày 4/7 hằng năm, và được lấy từ ngày 4/7/1776 ngày mà Hoa Kỳ tuyên bố giành độc lập khỏi Vương quốc Anh.
Bỉ lấy ngày 21 tháng 7 hàng năm là ngày quốc khánh, xác định trên cơ sở ngày 21/7/1831 ngày mà Bỉ dành độc lập khỏi vương quốc Liên hiệp Hà Lan
Oman lấy ngày 18/11 hằng năm là ngày quốc khánh, xác định trên cơ sở ngày 18/11/1650 ngày mà Oman giành độc lập khỏi Bồ Đào Nha.
Và ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, 2/9 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), được xác định trên cơ sở ngày 2/9/1945 ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố độc lập khỏi đế quốc thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản.
Tại khoản 4 Điều 13 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.”
Hằng năm cứ đến ngày 2/9, trên khắp cả nước tại các cơ quan, đoàn thể đều tổ chức buổi lễ mít tinh kỷ niệm và tổ chức các hoạt động phong trào để đồng chí, đồng bào cả nước cùng hòa chung không khí hân hoan của ngày độc lập dân tộc.
Vậy để trả lời cho câu hỏi ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày gì, chúng ta có câu trả lời như trên.
2. Sự kiện ngày 2/9/1945
Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 đã đi vào lịch sử, là ngày độc lập dân tộc, chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời ở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Từ sáng sớm ngày 2/9/1945, hàng chục vạn người với hàng ngũ chỉnh tề dồn về lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa Quảng Trường Ba Đình; các đội tự vệ vũ trang cùng những đơn vị Quân Giải phóng với quân phục nghiêm trang, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài; hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới. Cùng giờ nhiều cuộc mít tinh lớn cũng được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và một số thành phố khác. Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị lãnh đạo trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.
Xem thêm : Mục tiêu kinh doanh là gì? Hướng dẫn xác định mục tiêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong bộ quần áo kaki và đôi dép cao su tiến ra trước máy phóng thanh, thay mặt Chính phủ lâm thời – Người đọc Bản Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố với toàn thể nhân dân Việt Nam, với thế giới: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, tự do ra đời!”
Tuyên ngôn nhấn mạnh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tất cả các quyền đó đều là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc trên thế giới.
Tuyên ngôn khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Giọng Người vang rõ, chắc chắn và luôn nhận những tràng vỗ tay hoan nghênh từ đồng bào. Giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt, Chủ tịch nói: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Câu nói thật giản dị đã thể hiện sự gần gũi của một vị lãnh tụ đối với quần chúng nhân dân. Đáp lại lời Người là tiếng của chục vạn người đồng thanh “Có”, vang dội như một tiếng sấm.
Ngày 2/9/1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng đầu, tự hào mình đã trở thành công dân một nước tự do và độc lập.
3. Ý nghĩa ngày 2/9/1945
Với một dân tộc đã chịu bao áp bức, bóc lột, xiềng xích mấy mươi năm, nhân dân một cổ ba tròng thì thời khắc hiên ngang tuyên bố với cả thế giới về sự tự do về sự độc lập của mình còn gì ý nghĩa hơn. Ngày 2/9/1945 ngày mà bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể nhân dân, trước thế giới về việc khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập, tự do; tuyên bố dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc – những quyền thiêng liên bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc.
Từ đây, với tư cách người chủ thực sự của đất nước, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến. Ba mươi năm sau ngày “Tuyên ngôn độc lập”, năm 1975 Đảnh ta, quân và dân ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang “Giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi sự nghiệp cách mạng dân tộc – dân chủ, thống nhất đất nước”.
Là con dân Việt Nam không một ai có thể quên được thời khắc thiêng liêng, trọng đại của dân tộc ngày 2/9/1945. Bản tuyên ngôn độc lập được tuyên bố ngày 2/9/1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập – tự do cho dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945 như một mốc son chói lọi, như một “nhân chứng lịch sử” cho những chiến tích vẻ vang của dân tộc ta.
Sự kiện ngày 2/9/1945, ngày Quốc khánh mùng 2/9 không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn mà còn là lời nhắc nhở thế hệ sau khi sinh ra trong hòa bình, không phải trải qua, chứng kiến cảnh đất nước bị chia cắt, súng đạn và chiến tranh phải biết trân trọng những thành quả lớn lao mà các anh hùng dân tộc đã hy sinh xương máu mới có được. Từ đó phải luôn không ngừng học tập, rèn luyện, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập – tự do của Tổ quốc.
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc có bao nhiêu mốc thời gian đáng ghi nhớ, trong đó ngày 2/9/1945 thực sự là mốc lịch sử trọng đại của dân tộc ta. ‘
Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 2-9:
Sự kiện trong nước
Xem thêm : Trái Nhàu (Noni friut)
Ngày 2-9-1945: Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đây, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2-9-1947: Ngày thành lập Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1).
Ngày 2-9-1948: Hội nghị chuyên môn quân giới toàn quân được tổ chức. Đây là hội nghị chuyên môn đầu tiên của toàn ngành sản xuất vũ khí nước Việt Nam.
Ngày 2-9-1955: Diễn ra lễ tuyên dương Anh hùng quân đội lần thứ hai. Đại hội tuyên dương 26 anh hùng, trong đó truy phong 8 liệt sĩ.
Ngày 2-9-1965: Ngày thành lập Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4). Là sư đoàn chủ lực cơ động đầu tiên trên chiến trường Miền Đông Nam Bộ, được thành lập trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn 9 đã làm nên những chiến thắng vang dội như Bầu Bàng, Dầu Tiếng, đánh bại lữ đoàn 173 thuộc sư đoàn bộ binh số 1 anh cả đỏ của Mỹ, mở ra thời kỳ “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau ngày giải phóng, sư đoàn làm nhiệm vụ quân quản Sài Gòn – Gia Định, đồng thời tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.
Trải qua gần 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Sư đoàn 9 đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang “Đoàn kết, khiêm tốn, anh dũng, sáng tạo, đi là chiến thắng, đánh là dứt điểm”, vinh dự hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Ngày 2-9-1969: Sau một thời gian lâm bệnh nặng, vào lúc 9 giờ 47 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đi vào cõi vĩnh hằng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi nhưng tên tuổi, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Người vẫn còn sống mãi trong muôn triệu trái tim, khối óc của nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè khắp năm châu trên thế giới.
Ngày 2-9-2015: Khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích K9 – Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội). Cùng với Công trình Lăng, Nhà tưởng niệm là sự tiếp nối các công trình trong Khu Di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, là nơi để đồng bào, chiến sĩ cả nước và khách quốc tế đến dâng hương tưởng niệm
Sự kiện quốc tế
Ngày 2-9-1945: Kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Sáng ngày 2-9-1945, tại vịnh Tokyo, nghi lễ đầu hàng của phát xít Nhật trước quân Đồng minh diễn ra trên chiến hạm USS Missouri của Hải quân Mỹ, chính thức kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai – cuộc chiến quy mô nhất, tàn khốc và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi sinh mạng của hơn 70 triệu người.
Ngày 2-9-1960: Đại hội toàn quốc nhân dân Cuba khai mạc. Đại hội thông qua những quyền cơ bản của công dân, xác định đường lối chống đế quốc và đoàn kết với các dân tộc đấu tranh cho tự do và hoà bình.
Trên đây là một số thông tin về ngàu 2/9 và câu trả lời cho câu hỏi ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày gì, nếu có vấn đề cần làm rõ, quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được biết thêm chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp