Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
- Công nợ tiếng Anh là gì và các từ vựng cùng chủ đề
- Phong thủy màu sắc phù hợp với tuổi Bính Thìn
- Những ứng dụng hẹn hò miễn phí an toàn, sớm có người yêu
- FeO + HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + N2O + H2O | Feo ra Fe(NO3)3 | HNO3 ra Fe(NO3)3 | HNO3 ra NO2
- Top 10 kem chống nắng cho da treatment, bảo vệ da hiệu quả dưới nắng
Năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Bạn đang xem: Ý nghĩa và lịch sử Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958, Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước. Ngày 20/11 dần dần khắc sâu vào trí nhớ, tình cảm của mọi người, trở thành hành động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa. Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20-11 hàng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các giáo viên hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống Nhà giáo Việt Nam.
Xem thêm : Cách làm sườn chua ngọt ngon, đậm vị
Quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20/11 từ nay làm Ngày Nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua, hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các nhà giáo. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, của Nhà nước về vị trí, vai trò của Nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc. Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã kí lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật,…(trong đó có các sách giáo khoa cho các trường học) và Pháp lệnh quy định vinh dự nhà nước “ Nhà giáo Nhân dân” , Nhà giáo ưu tú để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghể, cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp,…có thành tích xuất sắc.
Ngày 20/11/1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo – những người đã dày công vun đắp cho chúng ta – những cây đời mãi mãi xanh tươi.
Trong giai đoạn COVID-19 lây lan rộng, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và gây khó khăn đối với cuộc sống Công đoàn Trường Đại học Kinh tế – Luật cùng các tổ chức đoàn thể đã phát động quyên góp ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài Trường để kịp thời hỗ trợ những trường hợp là người học, viên chức, người lao động đang gặp khó khăn bởi đại dịch. Đồng thời, Công đoàn Trường đã tổ chức khảo sát, rà soát, nắm bắt thông tin để tiến hành lên phương án hỗ trợ viên chức, người lao động của Trường đang gặp khó khăn bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Xem thêm : Cách viết đơn ly hôn bằng tay đúng theo quy định pháp luật
Bên cạnh đó, Công đoàn Trường đã triển khai tổ chức hoạt động nhằm lan tỏa năng lượng tích cực trong cuộc sống giữa thời điểm đại dịch như: Hội thi Online Tiếng hát CBVC-LĐ cấp Trường năm 2021; Cuộc thi “Khoảnh khắc gia đình hạnh phúc trong mắt trẻ thơ”; “Gia đình cùng vượt qua đại dịch COVID-19” năm 2021,…cùng nhiều hoạt động khác do Công đoàn ĐHQG-HCM và Công đoàn các cấp tổ chức. Tuy diễn ra theo hình thức online nhưng các hoạt động đã thu hút sự tham gia của các Công đoàn viên Trường với nhiều lượt tương tác trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là những liều vaccine tinh thần quý báu giữa đại dịch, thể hiện tinh thần lạc quan, đồng lòng chiến thắng dịch bệnh của viên chức, người lao động nhà trường.
20/11/2021 là dịp để tập thể thầy trò Trường Đại học Kinh tế – Luật ôn lại truyền thống 39 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cùng quá trình 21 năm xây dựng, phát triển Trường, đồng thời, cũng là dịp để thế hệ trẻ bày tỏ lòng tri ân đối với những thầy cô dưới mái trường Kinh tế – Luật. Trong giai đoạn cuộc sống “bình thường mới” sau làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 4, Trường Đại học Kinh tế – Luật xin kinh chúc thầy cô và gia đình sức khẻ, bình an và vượt qua thử thách, khó khăn do đại dịch COVID-19. Xin chúc tất cả những người thầy đã và đang đứng trên bục giảng ngày Nhà giáo Việt Nam vui vẻ, hạnh phúc và luôn đủ tâm – trí – lực để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục.
CCA: Sưu tầm và tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp