Tiếp viên hàng không tại Việt Nam được trả lương bao nhiêu một tháng?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nghề tiếp viên hàng không lương bao nhiêu

Các hãng bay trả lương tiếp viên ra sao?

Tiếp viên hàng không là một nghề hấp dẫn với các bạn trẻ. Được biết đến là một nghề siêu khó với những yêu cầu kỹ năng cao về ngoại hình, trình độ học vấn, ngoại ngữ, độ tuổi, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống,… Cũng vì thế mà tiếp viên hàng không từ lâu được cho là một trong những nghề nghiệp trả lương “khủng” nhất.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết, các hãng bay ở Việt Nam đều đang rất thận trọng khi nói về mức lương tiếp viên. Trong các bản tin tuyển dụng, mục mức lương đều để ở dạng “theo thoả thuận”.

Số liệu gần nhất chúng tôi có được là từ Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã: HVN) công bố hồi năm 2020. Trong đó, thu nhập bình quân của tiếp viên và lao động mặt đất lần lượt là 13,8 triệu đồng/tháng và 14 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, năm 2019 – thời điểm hãng bay hoạt động bình thường trước khi dịch COVID-19 bùng phát, lương tiếp viên hàng không Vietnam Airlines là 28,8 triệu đồng/tháng. Sau một khoảng thời gian chững lại vì dịch bệnh, đầu năm nay, Vietnam Airlines tiếp tục đăng thông báo tuyển dụng tiếp viên hàng không với số lượng 500 người.

Năm 2018, tuyển dụng nhân sự cho những chuyến bay đầu tiên, hãng hàng không Bamboo Airways đã phát mức lương 2.000 USD/tháng, tức hơn 47 triệu đồng/tháng ở vị trí tiếp viên. Doanh nghiệp cho biết với mức lương này, Bamboo Airways đang là hãng hàng không trả lương tiếp viên cao nhất so với các hãng bay khác hoạt động tại Việt Nam.

Tháng 8 năm ngoái, hãng Hàng không Emirates – có trụ sở tại Dubai, đăng tin tuyển dụng tiếp viên hàng không tại Việt Nam. Trong đó, lương tiếp viên hàng không cơ bản của Emirates là 4.430 AED/tháng (hơn 28 triệu đồng/tháng) và lương giờ bay là 63,75 AED/giờ (gần 411.000 đồng/giờ). Tổng cộng, mỗi tháng tiếp viên hãng này có thể nhận được mức lương trung bình 10.170 AED, tức khoảng hơn 65 triệu đồng.

Việc khó, yêu cầu cao

Có thể thấy mức lương trung bình tháng mà các tiếp viên hàng không tại Việt Nam đang nhận cao hơn nhiều lần so với lương cơ bản của người lao động. Nói về độ hot của nghề tiếp viên hàng không, tờ Washington Post đã dùng cụm từ “công việc được thèm muốn nhất trên thế giới”.

Tuy nhiên, thực tế với những yêu cầu trên, việc trở thành một tiếp viên không đơn giản. Thậm chí, một hãng hàng không có tên là Delta Air Lines còn tuyên bố rằng để ứng tuyển vào hãng còn khó hơn vào đại học Harvard – nơi có tỷ lệ trúng tuyển khoảng 3,2% trong năm ngoái.

Tại Việt Nam, các hãng bay cũng đưa ra những yêu cầu khắt khe khi tuyển dụng tiếp viên hàng không. Đơn cử, Vietnam Airlines yêu cầu về ngoại hình, ứng viên nữ có chiều cao tối thiểu 1m62, ứng viên nam có chiều cao tối thiểu 1m72, ưa nhìn, không xăm trổ, sẹo lớn, cân nặng chuẩn BMI, thị lực 10/10…. Độ tuổi tuyển dụng từ 20 đến 28, cả nam và nữ.

Ứng viên bắt buộc phải có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ sau: TOEIC Official (tối thiểu 600 điểm), TOEFL ibt (từ 71 điểm), IELTS (từ 5,5 điểm).

Với Bamboo Airways, các tiếp viên hàng không phải trải qua 4 vòng kiểm tra, gồm: Phỏng vấn sơ tuyển, kiểm tra ngoại hình chi tiết, kiểm tra tổng thể và kiểm tra sức khỏe; sau đó là vòng thi tiếng Anh viết và phỏng vấn.

Mặc dù được hưởng nhiều đặc quyền về lương thưởng và đãi ngộ so với các công việc khác, song theo Washington Post, tiếp viên hàng không cũng là một nghề chịu nhiều áp lực. Những tiếp viên hàng không mới vào nghề có rất ít quyền kiểm soát lịch trình của mình. “Nhưng họ nhanh chóng bị sốc văn hóa khi nhận ra không còn thời gian cho cuộc sống riêng”, tờ báo cho hay.

Các tiếp viên sẽ gặp nhiều thách thức khi phải thích nghi nhu cầu thể chất của công việc, bao gồm làm quen với áp suất không khí trong cabin, các bệnh về tai trong, say máy bay và bệnh về đường hô hấp.

Ngoài ra, tiếp viên hàng không cũng cần phải có một tinh thần thép, bởi họ thường là người hứng chịu hậu quả khi hãng hàng không chủ quản gây lỗi lầm hay một hành khách không hài lòng với dịch vụ.