CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Hiện nay tình trạng lao động nữ nghỉ việc sau thai sản xảy ra khá phổ biến tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị. Vậy, trường hợp nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người lao động.

Nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản người lao động có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản người lao động có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) người lao động sẽ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49, Luật Việc Làm. Cụ thể như sau:

Người lao động (NLĐ) đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ 4 điều kiện sau đây:

(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

  • NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

  • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

(2) Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;

(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

  1. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

  2. Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

  3. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

  4. Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

  5. Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

  6. Chết.

Điều kiện hưởng BHTN nêu trên được áp dụng cho tất cả các trường hợp người lao động. Năm 2021, tỷ lệ người lao động nghỉ việc có xu hướng tăng cao do ảnh hưởng từ dịch bệnh và sự bất ổn trong nền kinh tế, BHTN trở thành một trong những nguồn thu nhập giúp NLĐ giải quyết được vấn đề tài chính trước mắt.

2. Nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Để xác định lao động nữ có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp không cần xác định người đó có thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 49, Luật Việc làm hay không. Ngoài ra đối tượng được hưởng BHTN phải là đối tượng đang đóng BHTN theo quy định của Pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 28/2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP ban hành ngày 29/5/2020, quy định chi tiết về người đang đóng BHTN nêu rõ:

“Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;”

Theo quy định trên thì, NLĐ nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản thì tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc được xác định là tháng ngay trước thời điểm lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Như vậy, lao động nữ nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng điều kiện:

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 được quy định tại Điều 50, Luật Việc làm

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 được quy định tại Điều 50, Luật Việc làm

3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2021

Căn cứ theo quy định tại Điều 50, Luật Việc làm 2013 mức hưởng BHTN năm 2021 được tính như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Sau khi nộp hồ sơ hưởng BHTN theo quy định và được xét duyệt tổ chức BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của NLĐ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi thực hiện chi trả trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

Lưu ý: Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả nếu NLĐ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, người lao động nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản vẫn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Pháp luật. Thông tin về thêm hồ sơ và thủ tục nộp hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất, người lao động tham khảo TẠI ĐÂY.

XEM THÊM >> Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản hay không?