THỜI GIAN BÁO TRƯỚC KHI XIN NGHỈ VIỆC ĐƯỢC TÍNH THEO NGÀY LÀM VIỆC HAY NGÀY BÌNH THƯỜNG THEO LỊCH?
- Cây lưỡi hổ ra hoa báo hiệu điều gì, tốt hay xấu?
- Bảo hiểm xã hội thực hiện làm việc ngày thứ bảy, tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công
- Top 5 dầu gội mềm tóc cho nam được ưa chuộng nhất 2023
- 5 tác hại không ngờ của việc uống nhiều nước chanh đường
- Tục gửi vong lên chùa trong đời sống văn hóa của người Việt
Chấm dứt Hợp đồng lao động là sự kiện vô cùng quan trọng trong pháp luật lao động. Nếu chấm dứt hợp đồng không đúng theo quy định thì có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người lao động và có thể gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Chính vì vậy, khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng người lao động thường có nhiều câu hỏi về quy định của pháp luật trong việc thông báo trước khi nghỉ việc sẽ như thế nào?
Bạn đang xem: Thời hạn báo trước khi xin nghỉ việc được tính theo ngày làm việc hay ngày bình thường theo lịch?
Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu: Thời gian báo trước khi xin nghỉ việc được tính theo ngày làm việc hay ngày bình thường theo lịch.
1. Nghỉ việc báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc?
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động có nội dung như sau:
Tham khảo thêm bài viết Thủ tục xin giấy phép lao động
* Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, khi xin nghỉ việc người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động các khoảng thời gian cần báo trước tùy vào loại hợp đồng lao động đang được ký:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng.
Bên cạnh đó, đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn phải báo trước cho người sử dụng lao động sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải báo trước ít nhất 120 ngày;
– Nếu làm việc theo hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất bằng một phần tư (1/4) thời hạn của hợp đồng lao động.
Hiện nay, không có quy định nào của Pháp luật Lao động yêu cầu Người lao động phải thông báo trước số ngày tính theo ngày làm việc hay ngày bình thường. Việc lựa chọn báo trước 30 ngày là ngày làm việc hay ngày thường do sự thỏa thuận giữa Người lao động và Người sử dụng lao động.
Xem thêm : Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không?
Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì khi xin nghỉ việc, người lao động phải đảm bảo thời gian báo trước như trên, thời hạn báo trước này được xác định như sau:
– Thời gian báo trước sẽ tính theo ngày bình thường (bao gồm cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, Tết)
– Riêng trường hợp người lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì thời gian báo trước sẽ được tính theo ngày làm việc.
* Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong các trường hợp sau đây:
– Không được bố trí đúng theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng.
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định.
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
2. Các hình thức thông báo nghỉ việc.
Bộ luật Lao động không có quy định gì về các hình thức báo trước khi nghỉ việc nên người lao động có thể chủ động gọi điện, nhắn tin, gửi email, viết đơn xin nghỉ,… để thông báo đến bộ phận phục trách nhân viên của doanh nghiệp hoặc lãnh đạo trực tiếp của bạn.
Tham khảo thêm bài viết Quy định về làm thêm giờ của người lao động mới nhất
Tuy nhiên, bạn cũng phải đặc biệt lưu ý các trường hợp đó là vấn đề chứng minh người sử dụng lao động đã nhận được thông báo nghỉ việc từ người lao động đúng, và đủ ngày.
Đối với trường hợp thông báo bằng lời nói (thông báo bằng miệng) thì sẽ cần phải có người làm chứng hoặc ghi âm, ghi hình để nhằm mục đích xác định là người lao động đã thông báo và chủ thể là người sử dụng lao động đã nhận được thông báo. Việc thông báo bằng lời nói (thông báo bằng miệng) này rất có thể sẽ dẫn tới một số rắc rối về sau khi chứng minh bản ghi âm, ghi hình hoặc người làm chứng. Chính vì vậy mà việc thông báo bằng văn bản hoặc email trong giai đoạn hiện nay đang là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Đề nhằm mục đích có thể bảo đảm người lao động có bằng chứng rõ ràng, thuyết phục, không gây ra những trở ngại cho quá trình xác minh.
Việc giải quyết hậu quả pháp lý của quá trình chấm dứt hợp đồng lao động trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều sự chú ý hơn đến quyền lợi của chủ thể là người lao động. Thực tế khi các chủ thể áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp là một thủ tục không có gì phức tạp về mặt pháp lý.
Tuy vậy, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thường thì sẽ có việc xảy ra tranh chấp lao động. Vì vậy, để nhằm mục đích có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, các chủ thể là những người lao động cần chú ý một số nội dung được nêu trong trường hợp đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động.
3. Tại sao không nên nghỉ việc không báo trước?
Nghỉ việc không báo trước không chỉ làm ảnh hưởng tới bản thân người lao động, mà doanh nghiệp sử dụng người lao động cũng sẽ chịu tổn thất (không thuộc các trường hợp người lao động được quyền nghỉ việc mà không cần báo trước như Luật Việt Chính đã trình bày phía trên).
Xem thêm : Sự kiện nào đánh dấu hệ thống XHCN không còn tồn tại?
* Ảnh hưởng tới người lao động:
– Vướng vào các vấn đề pháp lý do gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho công ty khi nghỉ việc không thông báo.
– Mất đi các khoản phúc lợi mà khi người lao động nghỉ đúng quy định sẽ được nhận chẳng hạn như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp…
Tham khảo thêm bài viết Một số vấn đề pháp lý nhìn xuống từ luật Lao động
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động một nửa số tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Phải hoàn trả chi phí đào tạo của người sử dụng lao động theo Điều 62 Bộ luật Lao động 2019.
– Ảnh hưởng tới danh tiếng của người lao động, điều này khả năng sẽ trở thành một điểm trừ khi người lao động ứng tuyển vào những công ty khác.
*Ảnh hưởng tới doanh nghiệp
– Nghỉ việc không báo trước sẽ gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi sẽ không thể nào ngay lập tức tìm được người thay thế phụ trách công việc của người lao động nghỉ việc không báo trước.
– Doanh nghiệp sẽ phải danh một khoảng thời gian, tiền bạc tương tự để đào tạo một nhân sự mới.
– Ảnh hưởng tới tâm lý của các nhân sự khác trong công ty.
4. Sau khi thông báo nghỉ việc có phải làm đủ 45 ngày trước khi nghỉ việc không?
Đây cũng là một trong nhiều câu hỏi mà khách hàng đặt ra muốn Luật Việt Chính giải đáp thắc mắc. Vì vậy Luật Việt Chính có thể đưa ra câu trả lời như sau: Bộ luật Lao động chỉ yêu cầu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn phải báo trước ít nhất 45 ngày. Trong thời gian 45 ngày đó, hợp đồng lao động vẫn có hiệu lực nên người lao động vẫn phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện công việc, tuân thủ nội quy lao động, các quy định về thời gian làm việc của doanh nghiệp.
– Bên cạnh đó, người lao động cũng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi theo pháp luật lao động và căn cứ cụ thể theo thỏa thuận giữa các bên, trong đó người lao động có quyền được nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép năm; nghỉ việc riêng; nghỉ hưởng chế độ ốm đau và một số các chế độ khác.
– Mặt khác, pháp luật cũng không có quy định nào buộc người lao động phải làm việc đủ 45 ngày báo trước thì mới được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
* Lưu ý rằng: nếu chưa hết thời gian báo trước mà tự ý bỏ việc, người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Lúc này, người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp các khoản tiền như sau:
+ Nửa tháng tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Khoản tiền tương ứng với tiền lương trong hợp đồng tương ứng với những ngày không báo trước.
+ Chi phí đào tạo đối với trường hợp được đào tạo nghề từ kinh phí của doanh nghiệp. Trên đây là toàn bộ bài viết về thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, mong rằng sẽ mang tới thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc 24/7.
Trân trọng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp