Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật đúng hay sai?

Nhận định “Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật” là sai. Bởi vì người đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam thì không thể là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. Người đủ 18 tuổi trở lên không thuộc trường hợp trên cũng không thể là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân hay tổ chức.

>> Xem thêm:

  • Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?
  • Nhà nước là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến đúng hay sai?
  • Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật đúng hay sai?

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.

Các yếu tố cầu thành quan hệ pháp luật gồm có: Chủ thể của quan hệ pháp luật; Khách thể của quan hệ pháp luật và Nội dung của quan hệ pháp luật.

(i) Chủ thể quan hệ pháp luật

– Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức phải có năng pháp luật, năng lực hành vi phù hợp phù hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định.

– Trong đó chủ thể là cá nhân và tổ chức khác nhau, cụ thể:

+ Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng để cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà cá nhân đó bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

+ Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi sẽ xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó thành lập theo quy định của pháp luật và chấm dứt tư cách pháp lý khi bị phá sản, giải thể.

(ii) Khách thể quan thể quan hệ pháp luật

– Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được đó là lợi ích về vật chất hoặc tinh thần, khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

– Khách thể trong quan hệ pháp mà các bên hướng đến có thể là tài sản vật chất, lợi ích phi vật chất hay hành vi xử sự của con người.

Ví dụ:

+ Vàng, trang sức, đá quý, tiền. xe, nhà, đất,… (tài sản vật chất)

+ Khám chữa bệnh, vận chuyển hàng hóa, chăm soc sắc đẹp, tham gia bầu cử,…(hành vi xử sự)

+ Quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm, học hàm học vị,…(Lợi ích phi vật chất)

(iii) Nội dung quan hệ pháp luật

– Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp của các chủ thể tham giam trong quan hệ đó. Trong đó:

+ Quyền của chủ thể tham gia: Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua việc thực hiện các hành vi trong khuôn khổ pháp luật, yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành vi nhất định.

+ Nghĩa vụ của chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia phải sử xự theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.