Bị huyết áp cao có nên ngâm chân không?

Huyết áp cao là một căn bệnh phổ biến ở người trưởng thành, gây nguy cơ cho tim mạch, não và thận. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh rất quan trọng để kiểm soát bệnh. Trong danh sách các phương pháp hỗ trợ điều trị, ngâm chân đơn giản nhưng hiệu quả đã được chứng minh.

Vậy người bị huyết áp cao có nên ngâm chân không? Làm thế nào để thực hiện và đâu là những lợi ích mà phương pháp này mang lại? Hãy cùng NICHIEI ASIA khám phá thêm thông tin trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết.

Bị huyết áp cao có nên ngâm chân không?

Ngâm chân có lợi ích gì? Ngâm chân bao lâu là tốt nhất?

Ngâm chân là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh cho những người bị huyết áp cao. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng gừng có khả năng làm giãn mạch máu, ức chế sự co cứng của các mô liên kết trong mạch máu, giảm sự tiết ra của các chất gây co thắt mạch máu và làm giảm sự tích tụ của các tế bào bạch cầu trong mạch máu. Nhờ những tác dụng này, có thể giúp làm giảm huyết áp tối đa và tối thiểu ở những người bị cao huyết áp.

Thời gian ngâm chân tốt nhất từ 15 đến 30 phút, tùy theo khả năng chịu nhiệt của bạn. Hãy ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên ngâm chân nước gừng từ 3 đến 5 lần một tuần. Tuy nhiên, không nên ngâm chân quá thường xuyên hoặc quá lâu vì có thể gây kích ứng da hoặc làm mất cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Bị huyết áp cao có nên ngâm chân không?

Ngoài việc ngâm chân, bạn cũng có thể kết hợp việc xoa bóp hoặc massage nhẹ nhàng các huyệt đạo ở lòng bàn chân. Điều này sẽ tăng cường tuần hoàn máu và kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn.

Ngâm chân là một phương pháp tự nhiên và đơn giản để hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Tuy nhiên nên tuân thủ đúng cách sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của bạn.

Người bị huyết áp cao có nên ngâm chân không?

Câu trả lời là Có. Ngâm chân nước ấm là một trong những liệu pháp nâng cao sức khỏe trong y học cổ truyền. Đối với bệnh tăng huyết áp, biện pháp này có giá trị dự phòng và hỗ trợ trị liệu mang lại hiệu quả nhất định. Trong khi tiến hành ngâm chân, tư tưởng phải hết sức thoải mái, chọn nơi ngâm chân yên tĩnh, thoáng khí. Ngâm chân cần kiên trì, đều đặn, tránh ngắt quãng.

Cách ngâm chân

– Dụng cụ: Tốt nhất là dùng chậu ngâm điện, loại chậu này tiện lợi cho việc giữ nhiệt độ một cách tự động, ít phải chế thêm nước nóng rồi lại phải thử độ nóng làm cách quãng việc ngâm chân. Nếu không có thì nên dùng chậu gỗ vì loại chậu này giữ được nhiệt lâu, không độc và an toàn.

– Nhiệt độ nước ngâm: Tuỳ theo tính chất địa lí, khí hậu, lứa tuổi, tình trạng bệnh lí, phản ứng của từng cá thể… mà lựa chọn nhiệt độ nước ngâm cho phù hợp. Nói chung, về cơ bản, nên chọn nhiệt độ trung bình từ 38 đến 43 độ C. Cơ sở xác định là, sau khi ngâm chân cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và huyết áp được cải thiện rõ rệt.

Bị huyết áp cao có nên ngâm chân không?

– Tư thế: Chọn tư thế ngồi trên ghế tựa, chậu ngâm có độ cao từ 20 cm trở lên, độ rộng có thể chứa đủ hai chân là được. Thời gian ngâm chân: Mỗi ngày nên ngâm 2 lần, tốt nhất là vào lúc 10 giờ sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài việc điều chỉnh huyết áp, việc ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Dân gian có câu: “Sau ăn 300 bước, trước ngủ một chậu ngâm”.

Những lưu ý khi ngâm chân

Người cao huyết áp khi ngâm chân cần chú ý không ngâm ngay sau bữa ăn, nhiệt độ nước không quá 40 độ và chỉ ngâm tối đa 20 phút.

Ngâm chân nước ấm là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng để thư giãn cơ thể, bảo vệ sức khỏe. Đối với bệnh nhân huyết áp cao, ngâm chân không chỉ làm giãn tĩnh mạch, hạ huyết áp mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cao huyết áp sau khi ngâm chân một thời gian lại thấy hiện tượng huyết áp không hạ mà còn tăng. Ngoài ra, sau khi ngâm, họ còn cảm thấy chóng mặt và gần như ngất xỉu.

1. Không ngâm chân sau bữa ăn

Khi mới ăn xong, dạ dày cần được cung cấp máu nhiều hơn, lượng máu cung cấp cho ngoại vi theo đó sẽ giảm xuống. Một số người cao tuổi sau khi ăn no thường có biểu hiện chóng mặt, tụt huyết áp, liên quan sự phân phối lại máu trong cơ thể.

Nếu bạn ngâm chân lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, mạch máu giãn ra, lượng máu cung cấp đến ngoại vi tăng lên sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu trong dạ dày. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến khó tiêu, khó chịu ở dạ dày.

Bị huyết áp cao có nên ngâm chân không?

2. Nhiệt độ của nước ngâm không được quá cao

Một số người cho rằng nước ngâm chân càng nóng càng có tác dụng làm giãn nở mạch máu tốt. Tuy nhiên, trên thực tế điều này hoàn toàn sai. Cách làm đúng khi ngâm chân là nhiệt độ nước không được vượt quá 40 độ, nếu cao hơn sẽ kích thích da, gây phản ứng căng thẳng, tăng huyết áp và nhịp tim. Tương tự, nếu nhiệt độ quá thấp cũng sẽ kích thích mạch máu và làm mạch máu co lại. Kiểu kích thích nóng lạnh này sẽ dẫn đến sự mất ổn định của các mảng xơ vữa mạch máu, thậm chí gây ra triệu chứng tắc mạch.

3. Thời gian ngâm không được quá lâu

Thời gian ngâm chân tốt nhất trong khoảng 20 phút, nếu quá lâu sẽ kích thích mạch máu giãn ra, dẫn đến huyết áp dao động lớn, gây chóng mặt và các cảm giác khó chịu khác. Mạch máu giãn nở quá mức cũng ảnh hưởng đến quá trình bơm máu, chức năng tim, thậm chí gây nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Hy vọng bài viết trên của Nichiei Asia đã giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích để hiểu thêm về cách Ngâm chân giúp hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả cùng những lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình bạn nhé.

Bạn có thể tham khảo Hiểu về chỉ số huyết áp cao