Mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Mua bằng giả nhưng chưa sử dụng là hành vi vi phạm pháp luật. Người mua bằng giả nhằm mục đích hợp pháp hóa các thủ tục pháp lý. Hành vi mua bằng giả sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây, Long Phan PMT sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc thông tin pháp lý về việc mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

Trách nhiệm pháp lý khi mua bằng giả

Trách nhiệm pháp lý khi mua bằng giả

Người sử dụng bằng giả bị phạt như thế nào ?

Xử phạt hành chính

Đối với hành vi sử dụng bằng giả nhưng chưa đến mức truy cứu cứu hình sự, tùy vào lĩnh vực, người sử dụng bằng giả sẽ có mức phạt khác nhau. Ví dụ:

  • Về lĩnh vực giao thông đường bộ: người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 thì bị phạt tiền từ ừ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh trên 175 cm3 thì bị phạt tiền từ 000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đối với xe ô tô thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
  • Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: người sử dụng bằng giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định 88/2022/NĐ-CP.

Xử lý hình sự

Hành vi sử dụng bằng giả vi phạm quy định Bộ luật Hình sự sẽ bị xử lý như sau:

Khung 1: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Cấu thành tội phạm tội sử dụng giấy tờ giả

Khách thể

Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức; xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.

Đối tượng tác động của tội phạm trên là con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức.

Mặt khách quan

Tội phạm này có cấu thành hình thức – nghĩa là chỉ cần người thực hiện hành vi được luật quy định thì người đó đã phạm tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức trên.

Hành vi: người phạm tội thực hiện hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật.

Lưu ý: Hành vi sử dụng tài liệu giả chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội sử dụng tài liệu giả này vào mục đích trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật này có thể là tội phạm hoặc không phải là tội phạm. Nếu hành vi trái pháp luật trên cấu thành tội phạm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và tội phạm độc lập đó (trường hợp phạm nhiều tội).

Mặt chủ quan

Lỗi cố ý trực tiếp – người phạm tội biết hành vi của mình là trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nhưng vẫn muốn hậu quả đó xảy ra.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực hành vi hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm trên là từ đủ 16 tuổi trở lên).

Mua bằng giả nhưng chưa sử dụng phạm tội gì?

Để một hành vi được xem là hành vi phạm tội, hành vi đó phải đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Như đã trình bày ở trên, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, ngoài các yếu tố cấu thành như khách thể, mặt chủ quan, chủ thể, thì mặt khách quan của tội phạm này yêu cầu hành vi của người phạm tội phải là sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi trái pháp luật. Qua đó, người mua bằng giả chỉ cấu thành Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khi người này sử dụng tài liệu giả thực hiện hành vi trái pháp luật.

Như vậy, nếu chỉ mua bằng giả nhưng không chưa sử dụng thì hành vi trên sẽ không phạm tội. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hành vi trên vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mua bằng giả phạm tội gì

Mua bằng giả phạm tội gì

Luật sư bào chữa cho người sử dụng bằng giả

  • Luật sư tư vấn hình sự tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.
  • Luật sư đại diện tham gia tranh tụng tại Tòa.
  • Luật sư tư vấn các biện pháp nhằm đem lại quyền lợi cho khách hàng.
  • Luật sư hỗ trợ tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ có lợi cho khách hàng.
  • Luật sư đưa ra các tình tiết giảm nhẹ, bào chữa cho khách hàng.
  • Dịch vụ tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến người phạm tội.
  • Luật sư bào chữa tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Luật sư hình sự tư vấn

Luật sư hình sự tư vấn

Như vậy, bài viết dưới đây đã làm rõ vấn đề mua bằng giả chưa sử dụng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp các thông tin pháp lý có liên quan để Quý độc giả có cái nhìn khách quan nhất đối với vấn đề này. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn, hỗ trợ, Quý bạn đọc có thể liên hệ với Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Scores: 4.5 (60 votes)