Triết học 1 – ….

Video nguồn gốc ra đời của triết học
  1. Khái niệm, nguồn gốc ra đời của triết học, vấn đề cơ bản của triết học; Khái niệm, nguồn gốc ra đời của Triết học Mác-Lênin.

*Khái niệm của Triết học: Triết học ra đời ở cả phương Tây và phương Đông gần như cùng 1 thời điểm, khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI (TCN). Phương Đông: +Trung Quốc: triết nghĩa là trí, chỉ sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc của cng về thế giới và về đạo lý làm người. +Ấn Độ: được hiểu là chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt cng đi theo lẽ phải. Phương Tây: +Triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là yêu mến sự thông thái. =>Là hđ tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức và đánh giá của cng, nó tồn tại với tư cách là 1 hình thái ý thức xh. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của cng về thế giới, về vị trí và vai trò của cng trong thế giới.

*Nguồn gốc ra đời của Triết học: -Nguồn gốc nhận thức: +Trước thế giới bao la rộng lớn, các sv, hiện tượng phong phú đa dạng muôn hình muôn vẻ, cng có nhu cầu phải nhận thức được thế giới, phải giải đán các vấn đề, thế giới từ đâu mà ra, nó tồn tại và phát triển như thế nào, các sự vật ra đời, tồn tại và mất đi có tuân theo quy luật ko? Trả lời các câu hỏi chính là triết học. +Mặt khác TH là 1 hình thái ý thực xh có tính chất khái quát và tính trừu tượng cao. Do đó triết học chỉ xuất hiện khi cng đã có trình độ tư duy trừu tượng phát triển ở mức độ nhất định. -Nguồn gốc xã hội: +Ra đời gắn bó với xh có giai cấp xh chiếm hữu nô lệ, xh cộng sản nguyên thủy chưa có triết. +Sự phát triển của sx, sự phân chia xh thành 2 giai cấp cơ bản đối lập nhau: gia cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, phân chia lđ trí óc và lđ chân tay là đk vật chất cho sự ra đời của TH. +Thực tế, TH luôn mang tính giai cấp, nghĩa là nó luôn phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lg xh nhất định.

*Vấn đề cơ bản của Triết học:

Mặt thứ nhất: +0 có cái nào có trước, tồn tại song song: nhị nguyên luật =>cuối cùng cũng quay về chủ nghĩa duy tâm Mặt thứ hai: +Cng có khả năng nhận thức: trường phái khả tri luận +Cng 0 có khả năng nhận thức: trường phái bất khả tri luận +Hoài nghi về thế giới: trường phái hoài nghi luận

*Khái niệm về Triết học Mác-Lenin: Triết học Mác-Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng. Đó là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giai cấp công nhân và nhân dân lao động để nhận thức và cải tạo thế giới.

*Nguồn gốc ra đời của Triết học Mác-Lenin:

+Thế giới quan triết học là hệ thống những quan điểm có tính khái quát về thế giới về vai trò của con người đối với thế giới thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật.

*Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm:

Chủ nghĩa duy vật: +Chủ nghĩa duy vật chất phác: chủ nghĩa duy vật cổ đại (Hy Lạp cổ đại). Các nhà triết học thời kỳ này cho rằng thế giới hình thành từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, tồn tại một thực thể đầu tiên. Những tư tưởng thời kỳ này mang tính trực quan, nên những kết luận của họ về thế giới còn mang tính chất ngây thơ, chất phác.

+Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Chủ nghĩa duy vật thời kỳ Cơ học cổ điển. Thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của tư duy siêu hình, máy móc của Cơ học cổ điển. Do đó, theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây nên.

+Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức tồn tại trong thế giới khách quan.

Chủ nghĩa duy tâm:

+Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật hiện tượng chỉ là “phức hợp các cảm giác” của cá nhân.

+Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cũng thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên của con người.

*Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình:

  • Siêu hình: là phương pháp chỉ có giá trị khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nhưng nhìn chung, quan điểm siêu hình có tính phiến diện, máy móc không thể giúp con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
  • Biện chứng: dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

  • Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
  • Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

  • Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
  • Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
  1. Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về vật chất, các hình thức tồn tại của vật chất (vận động); Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức; Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

Quan điểm của Triết học Mác-Lenin về vật chất:

  • Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận,

bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

Nguồn gốc: +Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động. +Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.

-Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. -Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức. Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất. +Phản ánh vật lý, hóa học: nước tác động lên thanh sắt +Phản ánh sinh học: hoa hướng dương hướng về mặt trời +Phản ánh tâm lí: phản xạ có điều kiện +Phản ánh ý thức: năng động (bộ não của cng)

Bản chất: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới

khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Kết cấu: Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Ở đây chỉ tiếp cận kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó. Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: -Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người. -Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

Đặc điểm của vật chất: +Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động. +Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động; +Vật chất vận động trong không gian và thời gian; +Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất. Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ

  • Mối liên hệ phổ biến không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy mà còn diễn ra ở các mặt, các yếu tố
  • Tính đa dạng , phong phú
  • Các sự vật, hiện tượng khác nhau, có những mối liên hệ khác nhau, có những vị trí, vai trò khác nhau
  • Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật , hiện tượng, nhưng trong điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau nhưng có tính chất và vai trò khác nhau
  • 1 sự vật, hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau, mỗi mối liên hệ ấy lại giữ một vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật.
  • Nguyên lý về sự phát triển: là khi xem xét sự vật, hiện tượng thì phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn vận động và phát triển.
  • Phát triển: là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển.
  • Tính chất của sự phát triển: -Tính khách quan:
  • Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng chứ không phải do tác động bên ngoài, là quá trình giải quyết mâu thuẫn của bản thân sự vật, hiện tượng đó.
  • Tất cả các sự vật hiện tượng đều phát triển một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thích hay ý muốn chủ quan của con người. => Do đó, phát triển là thuộc tính tất yếu khách quan.
  • Tính phổ biến: +Phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
  • Diễn ra trong mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình, giai đoạn của của sự phát triển của sự vật, hiện tượng đó .Mỗi quá trình biến đổi đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới hợp quy luật.
  • Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên cơ sở phê phán , bác bỏ, cải tạo cái cũ
  • Sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ.
  • Nguồn gốc của sự ra đời sự vật, hiện tượng mới là sự vật, hiện tượng cũ. Vì vậy sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển.
  • Tính đa dạng và phong phú:
  • Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển khác nhau ở những không gian, thời gian khác nhau +. Quá trình phát triển của sự vật còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, điều kiện lịch sử, cụ thể có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật…. Sáu cặp phạm trù: Phân tích mối quan hệ biện chứng của cái chung và cái riêng, ý nghĩa phương pháp luận
  • Khái niệm cái chung , cái riêng
  • Cái riêng : Chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định
  • Cái chung : Chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố giống nhau, nó được lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng
  • Cái đơn nhất : Là phạm trù dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, không lặp lại ở sự vật, hiện tượng khác
  • Mối quan hệ biện chứng giữ cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
  • Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan
  • Cái chung chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái riêng và thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình
  • Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại tách rời cái chung.
  • Cái riêng là cái toàn bộ nên nó phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhưng vì nó được lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng cho nên nó sâu sắc hơn, bản chất hơn, phổ biến hơn so với cái riêng.

  • Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa trong những điều kiện nhất định

  • Tất nhiên : Là một phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật,hiện tượng quy định và những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác được

  • Ngẫu nhiên : Là một phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quyết định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, có thể xuất hiện như thế khác.

  • Mối liên hệ biện chứng
  • Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan
  • Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.
  • Tất nhiên đóng vai trò chi phối cho sự phát triển, còn ngẫu nhiên có thể làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hay chậm.
  • Trong những điều kiện nhất định, tất nhiên và ngẫu nhiên có sự chuyển hóa cho nhau
  • Ý nghĩa phương pháp luận
  • Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên
  • Cần phải xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt được cái tất nhiên
  • Cần tạo những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên
  • Phải có những phương án dự phòng trường hợp có sự ngẫn nhiên xuất hiện Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức *Khái niệm nội dung, hình thứ
  • Nội dung :Là phạm trù triết học dùng để chỉ cái tổng thể tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng.
  • Hình thức : Là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện của sự phát triển sự vật, hiện tượng. Là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng
  • Mối quan hệ biện chứng:
  • Nội dung và hình thức tồn tại khách quan, gắn bó chặt chẽ trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, không tách rời nhau

  • Nội dung quyết định hình thức : nội đung như thế nào thì hình thức như thế ấy, nội dung thay đổi thì hình thức cũng thay đổi

  • Hình thức có ảnh hưởng đến nội dung

  • Khi hình thức phù hợp với nội dung, nó là động cơ thúc đẩy nội dung phát triển
  • Khi hình thức không phù hợp với nội dung, nó sẽ cản trở sự phát triển của nội dung
  • Cùng một nội dung, trong quá trình phát triển có thể biểu hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau
  • Cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau
  • Ý nghĩa phương pháp luận
  • Trong nhận thức và thực tiễn không được tách rời nội dung và hình thức
  • Khi xem xét sự vật, hiện tượng trước hết phải căn cứ vào nội dung , muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì phải thay đổi nội dung của nó
  • Trong nhận thức và thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận
  • Khái niệm bản chất, hiện tượng
  • Bản chất : Là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của đối tượng
  • Hiện tượng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài, là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện bản chất của hiện tượng.
  • Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
  • Tồn tại khách quan, cái này tồn tại không thể thiếu cái kia
  • Bản chất, hiện tượng tồn tại khách quan, hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau
  • Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng : Bản chất bao giờ cũng bộ lộ ra hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của vật chất. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sớm gì cũng thay đổi theo.
  • Sự đối lập giữ bản chất và hiện tượng: Bản chất là cái tất yếu, hiện tượng là cái phong phú đa dạng, bản chất là cái tương đối ổn định, hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Có lúc hiện tượng không phản ánh bản chất
  • Ý nghĩa của phương pháp luận
  • Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng).
  • Trong nhận thức và thực tiễn cần tránh khuynh hướng bảo thủ, cần có ý thức phát hiện ra cái mới và tạo điều kiện cho cái mới phát triển
    • Chống thái độ phủ định sạch trơn, coi thường truyền thống; cần phải biết kế thừa những giá trị tích cực, nhân tố hợp lý của cái cũ để xây dựng và phát triển cái mới
  1. Phân tích những nội dung quan điểm của Triết học Mác- Lênin về thực tiễn, các hình thức của thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức; Hai giai đoạn của quá trình nhận thức và mối quan hệ giữa hai giai đoạn nhận thức; Những tính chất đặc trưng của chân lý.

*Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất- cảm tính có tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, phục vụ nhân loại tiến bộ. *Đặc trưng của hoạt động thực tiễn:

  • Thực tiễn là những hoạt động vật chất – cảm tính của con người. là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng. Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình.

  • Hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội của con người. Trong hoạt động thực tiễn con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác, hoạt động thực tiễn luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể, thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó.

  • Hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người. con người bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới. Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

  • Hoạt động sản xuất vật chất : Là hoạt động mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất, các điều kiện cần thiết để duy trì tồn tại, phát triển của mình

  • Hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn
  • Hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
  • Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như các hoạt động sống khác của con ngườió sản xuất vật chất thì con người mới tồn tại được và thực hiện các hoạt động khác
  • Hoạt động chính trị – xã hội
  • Là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội
  • Hoạt động chính trị – xã hội bao gồm các hoạt động: đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị – xã hội
  • Thiếu hình thức hoạt động này, con người và xã hội loài người không thể phát triển bình thường
  • Thực nghiệm khoa học
  • Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn
  • Thực nghiệm khoa học không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức mà ngày càng có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa khoa học, kỹ thuật, công nghệ thành sản phẩm phục vụ đời sống
  • Ba hình thức thực tiễn có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau trong đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn còn lại. Hai hình thức còn lại có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.

Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận? *Khái niệm thực tiễn, nhận thức:

  • Thực tiễn : Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất- cảm tính có tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, phục vụ nhân loại tiến bộ
  • Xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến chủ quan duy ý chí,nếu tuyệt đối hóa thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng kinh nghiệm.

Trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức. *Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể *Giai đoạn nhận thức cảm tính:

  • Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông quan các giác quan song vẫn chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan
  • Các hình thức của giai đoạn nhận thức cảm tính
  • Cảm giác : Được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người, đưa lại con người những thông tin trực tiếp, giản đơn nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng
  • Tri giác : Là kết qảu của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người. Do đó có thể nói, tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác
  • Biểu tượng : Là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tínhác với cảm giác và tri giác, biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong trí óc nhờ trí nhớ, khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan của con người *Giai đoạn nhận thức lý tính:
  • Đây là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật hiện tượng khách
  • Các hình thức của giai đoạn nhận thức lý tính
  • Khái niệm : Phản ánh gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ
  • Phán đoán : Là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng của thế giới trong ý thức con ngườián đoán liên kết các khái niệm lại để khẳng định hay phủ định một thuộc tính hay một mối liên hệ nào đó của sự vật
  • Suy lý : Là những hình thức của tư dung trừu tượng, trong đó các phán đoán đã liên kết với nhau theo quy tắc : phán đoán cuối cùng ( kết luận) được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền đề.
  1. Phân tích những nội dung về sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất; Phương thức sản xuất, kết cấu của phương thức sản xuất; Hình thái kinh tế – xã hội, kết cấu của hình thái kinh tế xã hội.

*Khái niệm sản xuất vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Vai trò của sản xuất vật chất:

  • Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
  • Sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếp tạo ra “tư liệu sinh hoạt của con người” nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người
  • Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người, hình thành nên các quan hệ kinh tế – vật chất giữa người với người, từ đó hình thành nên các quan hệ khác: chính trị, đạo đức, pháp luật, tôn giáo..ũng như các điều kiện, phương tiện bảo đảm cho hoạt động tinh thần của con người
  • Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người

Phương thức sản xuất, kết cấu phương thức sản xuất: Khái niệm phương thức sản xuất: dùng để chỉ cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Phát triển của xã hội là do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định Kết cấu: Phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Làm rõ khái niệm và kết cấu của hình thái kinh tế – xã hội. Phạm trù hình thái kinh tế – xã hội:

  • Trình bày khái niệm phạm trù hình thái kinh tế – xã hội : dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất