Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ gắn liền với ngày Thất Tịch. Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau vào ngày 7/7 âm lịch, nên được coi là ngày lễ tình yêu ở châu Á.
Tháng 7 – tháng của lễ Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ, tháng mà những cặp đôi yêu nhau thể hiện tình cảm của mình vào đúng ngày 7/7. Vậy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa sự tích Ngưu Lang Chức Nữ mùng 7/7 nhé.
- Rết ngâm rượu trị bệnh gì? Cách ngâm rượu rết chuẩn
- Xe Cường Đô la giá bao nhiêu? Bộ sưu tập dàn siêu xe choáng ngợp
- 4 mẹo giúp bạn kiểm tra cấu hình máy tính chạy Windows 11
- Cách làm dưa món miền Trung giòn mát, ngon chống ngán
- Hướng dẫn cách lưu bản nháp Tiktok về máy không dính logo đơn giản chỉ với vài bước
1 Nguồn gốc sự tích Ngưu Lang Chức Nữ
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ (chữ Hán: 牛郎織女), câu truyện cổ tích gắn liền với ngày 7/7 hằng năm hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch, kể về chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ, còn có tên gọi khác ở Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu. Đây là một trong Tứ đại dân gian truyền thuyết của Trung Hòa và theo dòng chảy văn hóa qua các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Bạn đang xem: Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ mùng 7/7 và ngày Thất tịch
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ – Tứ đại dân gian truyền thuyếtCâu chuyện này liên quan tới sao Ngưu Lang (Altair) và sao Chức Nữ (Vega) và là truyện kể dân gian để giải thích hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu Tháng bảy m lịch ở Việt Nam. Tuy câu chuyện bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng sau này cũng được kể lại với nhiều dị bản khác nhau.
Sao Ngưu Lang (Altair) và sao Chức Nữ (Vega)
2 Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam
Theo phiên bản ở Việt Nam: Truyền thuyết kể rằng: Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng ở trên Trời, ngoài chăn trâu giỏi chàng còn thổi sáo rất hay. Nàng Chức Nữ là tiên nữ phụ trách việc diệt vải. Trong một lần tình cờ hai người gặp và đem lòng yêu thương nhau.
Ngưu Lang vì say mê Chức Nữ nên đã bỏ bê việc chăn trâu của mình, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Còn phần nàng cũng vì mê tiếng sáo của chàng mà lơ là việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ nên ngăn cản họ gặp nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Sau đó, vì thường tình cho đôi trai gái trẻ dù xa mặt nhưng vẫn chung thủy yêu thương nhau, Ngọc Hoàng ban lệnh cho hai người gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất tịch – ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Cầu Ô Thước chính là hình ảnh đàn quạ họp lại làm thành cây cầu bắc qua sông Ngân Hà để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.
Xem thêm : Đơn chất là gì? Đặc điểm của đơn chất và ví dụ minh họa
Vào ngày tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ nhớ nhung khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được gọi là mưa ngâu. Vì vậy mà hai người cũng được người dân gọi là Ông Ngâu Bà Ngâu.
Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc
Theo phiên bản Trung Quốc: Truyện kể về chàng trai trẻ tuổi tên Ngưu Lang đang chăn bò nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đùa giỡn vui vẻ với nhau. Bởi vì sự xúi giục của người bạn đồng hành là con bò đực, chàng đã trộm váy áo của họ để trêu trọc. Các nàng tiên đã cử cô em út xinh đẹp là Chức Nữ ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng theo lễ giáo phong kiến.
Hai người một vợ một chồng sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng Thiên Hậu – mẹ Chức Nữ tức giận khi thấy nàng xinh đẹp lại phải cưới một kẻ tầm thường như Ngưu Lang bèn bắt nàng quay lại làm công việc dệt mây ngũ sắc trên bầu trời. Bà rút kẹp tóc của nàng ra và vạch một con sông rộng trên bầu trời nhằm chia cắt đôi vợ chồng mãi mãi.
Chức Nữ phải ngồi dệt vải trên bờ sông ngày ngày buồn bã nhớ thương chồng, còn Ngưu Lang nhìn vợ từ xa và chăm sóc hai con (hai ngôi sao bên cạnh là Aquila -β và -γ). Ngày qua ngày, những con quạ thấy cảm thương cho họ nên chúng bay lên trời và kết thành cầu để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch. Tuy nhiên, vì thương tiếc cho đôi vợ chồng chung thủy mà Ngọc Hoàng đã cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào ngày này.
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc
Dị bản sự tích Ngưu Lang Chức Nữ
Trong phần nhiều dị bản, Ngưu Lang và Chức Nữ đã yêu nhau và bỏ bê công việc nên Ngọc Hoàng – cha của Chức Nữ đã ra lệnh tách đôi tình nhân để họ chú tâm vào công việc của mình. Tuy nhiên vì thương con nên Ngọc Hoàng đặc xá cho đôi tình nhân mỗi năm được gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7. Ngọc Hoàng cũng ra điều kiện nếu Ngưu Lang có thể tu thành tiên thì Ngọc Hoàng sẽ cho hai người toại nguyện ở bên nhau mãi mãi.
Dị bản của sự tích Ngưu Lang Chức Nữ
3 Ý nghĩa sự tích Ngưu Lang Chức Nữ
Xem thêm : Bánh chưng bao nhiêu calo? Có béo không? Cách ăn không béo
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là khởi nguồn cho Lễ Thất Tịch hay Lễ tình nhân. Đây là một trong những ngày lễ khá quan trọng trong văn hóa người Trung Quốc. Vào ngày này, các cô gái Trung Hoa chưa chồng sẽ cầu nguyện cho mình có được đôi tay khéo léo, đảm đang mọi việc nữ công gia chánh trong nhà, và thỉnh cầu cho mình có người chồng yêu thương, chung thủy như Ngưu Lang Chức Nữ.
Lễ Thất Tịch quan trọng trong văn hóa Trung Quốc
Ở Việt Nam ngày Lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu. Ngày này cũng có ý nghĩa tương tự cho các cặp đôi tình nhân cầu chúc chuyện tình đẹp. Ngoài ra còn là ngày cầu phúc bình an cho gia đình, chúc sức khỏe cho cả nhà.
Cầu phúc bình an cho gia đình
Tham khảo thêm: Ngày Thất Tịch tặng quà gì? 10 món quà tặng ngày Thất Tịch
Trên đây là bài viết mà Bách hóa XANH đã giới thiệu cho các bạn về nguồn gốc, ý nghĩa sự tích Ngưu Lang Chức Nữ mùng 7/7. Hy vọng nó sẽ cung cấp thêm kiến thức cho các bạn về ngày lễ đặc biệt này nhé.
Chọn mua trái cây tươi ngon tại Bách hóa XANH nhé:
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp