Hằng năm luôn có những căn bệnh mới được phát hiện trên vật nuôi và gây ra những thiệt hại kinh tế không hề nhỏ cho bà con chăn nuôi. Điều này cho thấy bệnh xuất hiện trên vật nuôi có chiều hướng gia tăng theo từng năm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh trên vật nuôi và hướng phòng bệnh hiệu quả. Tất cả sẽ được tóm gọn trong bài viết chia sẻ kiến thức của Mebipha đến bà con chăn nuôi sau đây.
- Cho con bú có nên nhuộm tóc? Top 5 thuốc nhuộm tóc an toàn cho mẹ
- Ăn táo rất tốt nhưng nếu làm thêm 1 điều đơn giản này thì còn "bổ tựa nhân sâm": Vừa giúp giảm cân, làm đẹp da lại còn hạ đường huyết vô cùng hiệu quả
- [Mới Nhất] Bảng Size Quần Áo Nam Chuẩn Nhất Theo Chiều Cao Cân Nặng
- Các dạng toán về bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 và cách học hiệu quả
- Mặt nạ ngủ có nên dùng hàng ngày
Khái niệm bệnh trên vật nuôi
Vật nuôi bị bệnh là khi vật nuôi có sự rối loạn các chức năng sinh lí trên trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. Những rối loạn này có thể biểu hiện ra bên ngoài, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, khả năng phát triển và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Bạn đang xem: Những nguyên nhân gây bệnh trên vật nuôi và hướng phòng bệnh hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh trên vật nuôi có rất nhiều dạng và cách lý giải khác nhau. Nhưng chung quy lại cũng xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
Nguyên nhân bên trong
Nguyên nhân bên trong hay còn gọi là nguyên nhân di truyền có sẵn trên vật nuôi. Nguyên nhân này xuất phát từ con giống thế hệ trước không được ngăn chặn các căn bệnh mang tính chất di truyền cho thế hệ sau. Các căn bệnh này có thể bộc phát ngay từ lúc thế hệ sau được sinh hoặc ẩn trong cơ thể vật nuôi chờ cơ hội sẽ bộc phát.
Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên ngoài là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cho vật nuôi ở mọi giai đoạn. Đồng thời đây cũng là yếu tố tạo ra những căn bệnh mới, những chủng vi khuẩn, vi rút nguy hiểm hơn cho vật nuôi hằng năm.
Mầm bệnh
Vật nuôi thường mắc bệnh từ các mầm bệnh là vi sinh vật và ký sinh trùng. Trong đó vi sinh vật gây bệnh gồm: vi khuẩn, vi rút và nấm. Những vi sinh vật gây bệnh này tồn tại ở mọi nơi và có thể gây bệnh cho vật nuôi bất cứ khi nào nhất là khi hệ miễn dịch vật nuôi suy giảm. Những căn bệnh bởi vi sinh vật khá phổ biến và gây ra những thiệt hại khá lớn. như một số căn bệnh do vi rút gây ra: heo tai xanh, Dịch tả heo Châu Phi,….
Ký sinh trùng là những vi sinh vật sống ký sinh cơ thể vật nuôi lấy đi các dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống. Được chia làm 2 loại là nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng. Những ký sinh trùng nội sẽ sống ở bên trong cơ thể vật nuôi, cướp đoạt các chất dinh dưỡng, hút máu. Gây ra các tổn thương những cơ quan nội tạng và trực tiếp hoặc gián tiếp làm lây truyền mầm bệnh khác cho các vật nuôi khỏe mạnh. Từ đó làm cho vật nuôi gầy yếu dần và nặng hơn có thể chết vật nuôi.
Thức ăn
Thức ăn chăn nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chăn nuôi và sự phát triển của vật nuôi. Nhưng đây cũng là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi nếu như thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bẩn và chứa các vi sinh vật gây hại. Các chất hóa học có trong thức ăn có thể gây ra tình trạng ngộ độc, tiêu chảy, suy giảm chức năng cơ thể. Từ đây tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển trên vật nuôi.
Môi trường chăn nuôi
Môi trường chăn nuôi không sạch sẽ, gần nơi bị ô nhiễm cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh trên vật nuôi. Chuồng trại không sạch sẽ là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật phát triển mạnh mẽ và các động vật lây truyền bệnh. Môi trường xung quanh nơi chăn nuôi luôn tìm ẩn nhiều mầm bệnh đến từ các loài động vật hoang dã và mầm bệnh trong gió.
Các đường lây truyền của mầm bệnh
Xem thêm : Sĩ tử 12 cần chú ý: Cách tính điểm ưu tiên đại học 2022 theo Quy chế mới
Các mầm bệnh có thể lây truyền từ các đường sau:
– Qua đường miệng, mắt, mũi, tai và hậu môn.
– Lỗ rốn chưa khô sau khi vật nuôi được sinh.
– Núm vú, cơ quan sinh dục của vật nuôi.
– Da bị tổn thương.
Sau khi mầm bệnh vào được bên trong cơ thể vật nuôi sẽ phát triển rất nhanh, chiếm đoạt chất dinh dưỡng, sinh ra chất độc và gây tổn thương hoặc làm rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng làm vật nuôi phát bệnh.
Hướng phòng bệnh hiệu quả
Để phòng bệnh hiệu quả cho vật nuôi thì bà con cần thực hiện các mục sau đây:
– Lựa chọn con giống, vật nuôi khỏe mạnh không mang mầm bệnh.
– Thực hiện chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi trong suốt quá trình nuôi.
– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh trên vật nuôi.
Xem thêm : Hà Nội: 177 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp
– Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
– Vệ sinh môi trường sạch sẽ (Thức ăn, nước uống, chuồng trại…)
– Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh dịch bệnh ở vật nuôi.
– Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khoẻ.
Kết luận
Từ những kiến thức về các nguyên nhân gây bệnh trên vật nuôi phía trên thì chúng ta đã biết và hiểu được các mầm bệnh có từ đâu. Đồng thời cũng hiểu được các con đường lây truyền mầm bệnh trên vật nuôi. Việc hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bà con tránh các mầm bệnh hiệu quả hơn. Mong những thông tin phía trên hữu ích trong việc chăn nuôi của quý bà con.
Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.
Bộ phận nghiên cứu phát triển.
Công ty TNHH SX TM Mebipha.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp