Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích – xa Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi thờ cúng các vị vua Hùng đã có công dựng nươc, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy Việt Nam đã sớm trở thành điểm giao lưu, tiếp nhận những ảnh hưởng của hai nền văn minh đó. Ngoài ra Việt Nam còn giao lưu với các nền văn hóa cổ truyền của các quốc gia khác ở trong khu vực Đông Nam Á.
Bạn đang xem: Nhà nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam
Về con người
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trên đất nước ta ngày nay có 54 dân tộc người sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm số lượng đông nhất. 54 dân tộc Việt Nam sử dụng 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau, đó là: Việt – Mường; Tày – Thái; Mã Lai – Đa Đảo; và hỗn hợp của dân Nam Á.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương & tuần văn hoa – Du lịch đât tổ năm Quý Mão 2023.
Trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời, vẻ vang với truyền thống tốt đẹp: Lao động cần cù và sáng tạo; ngoan cường, dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc; đoàn kết đùm bọc yêu thương nhau trong cuộc sống và xây dựng tổ quốc; hiếu học, cầu thị, biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại để phát triển.
Những truyền thống trên rất đáng tự hào đang được phát huy, nâng cao những điều kiện mới của đất nước để xây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu đẹp hơn, đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Nhà nước Văn Lang
Theo truyền thuyết nước ta được dựng lập cách đây khoảng hơn 4000 năm. Lạc Long Quân vốn dòng dõi Thần Nông, lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh hạ được 100 người con trai. 50 người theo cha về Nam Hải, 50 người theo mẹ lên đất Phong Châu, suy tôn người anh cả lên ngôi vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (ngày nay là thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ), chia nước ta làm 15 bộ sau:
1.Văn Lang (ngày nay là vùng Phú Thọ, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Q uang, phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm : Một số ngân hàng mà sinh viên nên lựa chọn để làm thẻ
2.Giao Chỉ (ngày nay thuộc Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên).
3.Chu Diên (ngày nay thuộc phía nam tỉnh Vĩnh Phúc).
4.Tân Hưng (ngày nay thuộc Hưng Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
5.Vũ Ninh (ngày nay thuộc vùng Bắc Giang, Bắc Ninh và phía bắc Hà Nội).
6.Phúc Lộc (ngày nay thuộc tỉnh Hòa Bình).
7.Vũ Ninh (ngày nay thuộc tỉnh Bắc Ninh).
8.Vũ Định (ngày nay thuộc tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng).
Lục Hải (ngày nay thuộc tỉnh Lạng Sơn).
10.Bình Văn (vùng Hồ Nam, Trung Quốc).
11.Cửu Chân (ngày nay thuộc tỉnh Thanh Hóa).
Xem thêm : Lịch Âm tháng 7 năm 2022, Xem ngày tốt xấu
12.Hoài An (ngày nay thuộc tỉnh Nghệ An).
13.Cửu Đức (ngày nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh).
14.Việt Thường (ngày nay thuộc tỉnh Quảng Bình, Qảng Trị, Thừa Thiên Huế).
15.Ninh Hải (vùng Quảng Ninh của Việt Nam, và tỉnh Quảng Đông thuộc Trung Quốc).
Về mặt kinh tế và luật pháp
Về mặt kinh tế: Hùng Vương noi gương mẹ Âu Cơ, hướng dẫn nhân dân bỏ tập tục hái lượm kiếm sống, chuyển sang trồng lúa, trồng ngô, trồng khoai, râu quả, chăn nuôi gia súc, đánh bắt tôm cá, làm nghề chài lưới, săn bắn. Thời bấy giờ trên các sông suối có rất nhiều thủy quái thường gây hại cho người. Vì vậy vua Hùng khuyên mọi người lấy chàm mực, vẽ hình thủy quái khắp mình để tránh giao long làm hại, và từ đó nhân dân ta có tục “xăm mình”, tục “xăm mình” kéo dài mãi đến thế kỷ XIII mới bị xóa bỏ.
Nhờ việc trồng cây lương thực thu hoạc mỗi ngày một nhiều, nhân dân ta đã biết đồ xôi, đặc biệt là đã biết làm bánh chưng, bánh dày, và tục lệ ăn trầu v.v… tạo nên những món ăn có hương vị đậm đà truyền đời trở thành những món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nhân dân ta còn biết giữ những mảnh đất màu mỡ cao ráo ở ven sông để trồng trọt phòng tránh lũ lụt gây hại. Trên cơ sở phát triển phát triển nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng ngày được sản xuất nhiều hơn và có nhiều hình dạng hơn. Ngành luyện kim đồng thau phát triển đến trình độ cao, trên cơ sở đó, người Việt đã sáng tạo ra nghề nấu sắt bằng phương pháp hoàn nguyên. Từ việc nung quặng để có được sắt xốp, người Việt tiếp tục nung đỏ lên, rèn đập nhiều lần, để có được sắt chín cần cho việc làm công cụ, người Việt cổ thời đó cũng đã biết đúc cả gang.
Nghề nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa cũng thể hiện một trình độ phát triển kinh tế của nhân dân ta thời đại Hùng Vương, phục vụ yêu cầu trang sức.
Về mặt luật pháp: Thời các vua Hùng dựng nước, nước ta chưa có chữ viết, vì thế pháp luật thành văn chưa thể có trong giai đoạn này, mà chỉ mới có thể là “tập quán” pháp luật, theo “luật tục” mà thôi. Nhưng những luật tục này không chỉ bó hẹp trong từng bộ tộc, ở mỗi địa phương, mà đã trở thành những luật chung chi phối cộng đồng Lạc – Việt, được đặt thành các câu chuyện, văn vần truyền miệng, để phổ biến trong công đồng thông qua việc mô tả tập tục sản xuất và các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
Vương Quốc Hoa (tổng hợp)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp