Nhập khẩu cho vợ muộn có bị phạt không? Thủ tục nhập khẩu cho vợ?

Nhập khẩu cho vợ vào gia đình chồng thật sự rất quan trọng. Như vậy, nhập khẩu cho người vợ gồm những thủ tục gì và điều kiện như thế nào? Ngay sau đây Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp thông tin chi tiết, giải đáp mọi vướng mắc của quý bạn. Trong trường hợp quý bạn cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay số hotline 19006171 để nhận được lời tư vấn chính xác nhất!

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Điều kiện nhập khẩu cho vợ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 20, Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký thường trú, cụ thể như sau:

nhap-khau-cho-vo-2

Công dân sẽ được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau như: Vợ về ở với chồng hoặc chồng về ở với vợ hay con về ở với cha, mẹ hay cha, mẹ về ở với con;

Trên đây là quy định của pháp luật về điều kiện khi nhập khẩu cho người vợ

>>Xem thêm; Nhập khẩu cho con online? Cách tra cứu tiến độ thủ tục nhập hộ khẩu cho con online?

Thủ tục nhập khẩu cho vợ

Hồ sơ nhập khẩu cho người vợ sẽ bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản)

– giấy Đăng ký kết hôn (trừ trường hợp khi đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú)

Trình tự như sau:

– Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ

Người vợ đăng ký thường trú tại nơi chồng ở sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan đăng ký cư trú nơi chồng cư trú.

– Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết

Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký ( Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ)

– Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; (Nếu từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và phải nêu lý do)

Như vậy, Thủ tục nhập khẩu cho người vợ sẽ được thực hiện theo các bước trên. Hồ sơ yêu cầu phải đầy đủ

>> Hướng dẫn miễn phí thủ tục nhập khẩu cho người vợ, gọi ngay 1900.6174

Nhập khẩu cho vợ muộn có bị phạt không

Thường thì sau khi đăng ký kết hôn vợ và chồng không bắt buộc phải nhập khẩu chung và cũng không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu về nhà chồng. Nhưng trên thực tế sau khi đăng ký kết hôn, vợ và chồng sẽ nhập khẩu vào chung với nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng tự thỏa thuận và không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

nhap-khau-cho-vo-3

Và căn cứ theo quy định tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 về nơi cư trú của vợ, chồng, cụ thể như sau:

– Nơi cư trú của vợ và chồng: nơi vợ và chồng thường xuyên chung sống.

– Cả vợ và chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng cụ thể như sau:

– Nơi cư trú của vợ/chồng là nơi vợ/chồng thường xuyên chung sống;

– Vợ/chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo các quy định trên thì việc lựa chọn nơi cư trú của vợ/chồng sẽ theo thỏa thuận, pháp luật hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng sau khi vợ chồng đăng ký kết hôn. Do đó, trường hợp không nhập khẩu cho người vợ vào nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm, nếu nhập khẩu muộn cho vợ cũng sẽ không bị xử phạt.

>>Luật sư tư vấn miễn phí nhập khẩu muộn cho vợ có bị phạt không, gọi ngay 1900.6174

Nhập khẩu cho vợ lệ phí bao nhiêu

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 85/2019 của Bộ Tài chính: lệ phí đăng ký cư trú là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, mức lệ phí này sẽ khác nhau, tuỳ từng địa phương.

Theo quy định của Thông tư số 02/2014/TT-BTC về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú, theo đó lệ phí được quy định như sau:

nhap-khau-cho-vo-4

– Lệ phí đăng ký cư trú là một khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Sẽ không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố/mẹ/vợ/chồng của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:

+ Không quá 15.000 đồng/lần đăng ký khi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

+ Không quá 20.000 đồng/lần cấp khi cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Không quá 10.000 đồng/lần cấp khi cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà;

+ Không quá 8.000 đồng/lần đính chính khi đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú)

+ Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định tại khoản 1, mục này.

+ Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới hay thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hay cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn”.

Như vậy, từ các quy định trên thì khi người chồng thực hiện việc nhập khẩu cho người vợ thì sẽ phải nộp lệ phí như trên.

>>Xem thêm: Mẫu đơn xin tách hộ khẩu và thủ tục tách khẩu mới nhất 2022

Nhập khẩu cho vợ thì vợ có cần làm lại CMND/CCCD

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân (CMND): khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú phạm vi ngoài tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đổi chứng minh nhân dân. Trong trường hợp đổi hộ khẩu cùng tỉnh thì không cần đổi thẻ mới.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân: người dân đang dùng Căn cước công dân (CCCD) sẽ khi chuyển khẩu sang tỉnh khác không bắt buộc đi đổi Căn cước công dân mới.

Trên đây là quy định của pháp luật về việc nhập khẩu có cần đổi CCCD, CMND hay không.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Cám ơn bạn đã tìm hiểu về vấn đề về nhập khẩu cho người vợ. Mọi thắc mắc tôi khuyến nghị liên hệ với số hotline 19006171 để được hỗ trợ chi tiết nhất. Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc, đồng thời cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề của bạn!

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp ✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín ✅ Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày ✅ Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp ✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả ✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc ✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp