Nhau tiền đạo là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới mẹ và bé trong quá trình mang thai. Chăm sóc sức khỏe khi bị rau tiền đạo có vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, nhiều mẹ bầu quan tâm liệu bị nhau tiền đạo có uống nước dừa được không? Ngoài ra còn phải kiêng kị những gì? Bài viết này sẽ giúp các mẹ tìm hiểu những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe một cách rõ ràng và chính xác nhất.
Nhau tiền đạo là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới mẹ và bé trong quá trình mang thai
1. Nhau tiền đạo ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào?
Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám ở vị trí bất thường trong cổ tử cung. Hiện tượng này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, thay vì lo sợ, các mẹ bầu nên giữ một tinh thần thoải mái, bổ sung vitamin đầy đủ trong suốt thời gian thai kỳ. Bên cạnh đó, hãy thăm khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe nhằm có thể can thiệp kịp thời.
Trước khi tìm hiểu mẹ bầu bị nhau tiền đạo có uống nước dừa được không, các mẹ nên nhận biết rau tiền đạo ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào. Tác động của nhau tiền đạo có thể kể đến như:
- Đối với mẹ bầu:
Mẹ bầu khi không may mắc phải nhau tiền đạo có thể bị mất máu quá nhiều. Điều này dẫn tới sản phụ bị choáng hoặc nặng hơn là tử vong. Khi nhau thai bám gần cổ tử cung, sau khi sinh em bé sẽ dễ khiến cho tử cung bị hở. Từ đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo gây nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, sản phụ mắc nhau tiền đạo bắt buộc phải sinh mổ chứ không thể sinh thường. Ngoài ra, khi gặp trường hợp này mẹ bầu có khả năng phải sinh non rất cao. Tình trạng nặng nhất buộc phải cắt bỏ tử cung nếu nhau thai không tách ra được khỏi lớp niêm mạc tử cung.
- Đối với thai nhi:
Xem thêm : Lựa chọn cách đặt Tên con gái năm 2021 vừa đẹp vừa hợp tuổi cha mẹ, phúc lộc cả đời
Khi mẹ bầu mắc nhau tiền đạo sẽ dẫn tới tình trạng bị thiếu máu nghiêm trọng. Điều này sẽ khiến thai nhi trong bụng bị suy dinh dưỡng hoặc sau sinh sẽ bị nhẹ cân. Ngoài ra, khi thai nhi sinh non rất dễ bị suy hô hấp, thiếu oxy cùng với khả năng bị tổn thương não và thậm chí là tử vong.
Tỷ lệ bị tử vong khi mẹ bầu mắc nhau tiền đạo kể cả sinh non hoặc đủ tháng là 30 – 40%. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đến khám ngay để kịp thời điều trị. Tránh trường hợp bệnh lý đã quá nặng.
2. Nhau tiền đạo có uống nước dừa được không?
Nước dừa là một món đồ uống yêu thích của rất nhiều bà bầu vào những ngày hè nắng nóng. Bên cạnh đó, giá trị dinh dưỡng mà nước dừa mang lại cũng rất hữu ích cho cơ thể mẹ bầu. Trong nước dừa chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: canxi, kali, vitamin A và E,… Ngoài ra, nước dừa còn có tác dụng giảm huyết áp và cải thiện sự bền chắc của xương và răng.
Vậy mẹ bầu bị nhau tiền đạo có uống nước dừa được không? Hoàn toàn là được bởi chúng mang rất nhiều những lợi ích cho sản phụ. Tuy nhiên, để có thể hấp thụ những dưỡng chất của nước dừa thì các mẹ cần có chế độ uống phù hợp và đúng cách. Như thế, nước dừa mới phát huy tốt vai trò đối với mẹ và bé cũng như không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của hai mẹ con.
Nước dừa mang rất nhiều những lợi ích cho sản phụ
3. Những lưu ý khi bà bầu uống nước dừa
Mẹ bầu bị nhau tiền đạo có uống nước dừa được không và có nhiều lợi ích hay không phụ thuộc vào chế độ uống như thế nào. Chính vì thế, khi uống nước dừa các mẹ cần chú ý những điều sau:
3.1 Không nên uống quá nhiều nước dừa
- Sản phụ trong 3 tháng đầu: Nước dừa có hàm lượng chất béo rất cao, nếu mẹ bầu uống nhiều sẽ gây ra triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, điều này còn khiến tình trạng ốm nghén của các mẹ trở nên trầm trọng hơn.
- Phụ nữ có tiền sử bị suy nhược hoặc huyết áp thấp: Nước dừa có tính giải nhiệt tốt, làm mát, hạ huyết áp và làm mềm gân cơ. Chính vì vậy, loại nước uống này không phù hợp với những mẹ bầu có huyết áp thấp.
- Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ: Mỗi ly nước dừa sẽ tầm khoảng 6g đường nên các mẹ đừng chủ quan nhé. Mẹ bầu nên uống ở độ vừa phải để không bị mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.
- Mẹ bầu bị đa ối: Uống nước dừa có tác dụng làm trong và tăng nước ối. Vì vậy, đối với mẹ bầu nhiều nước ối chỉ nên uống một lượng vừa đủ hoặc nếu cẩn trọng hơn thì không nên sử dụng nước dừa luôn.
3.2 Uống bao nhiêu nước dừa là đủ và tốt?
Xem thêm : Bầu uống chanh dây được không? Những điều bà bầu cần lưu ý khi uống chanh dây
Đối với các mẹ bình thường, không mắc bệnh béo phì, không bị tiểu đường thì nên uống 3 – 4 lần một tuần là đủ. Nước dừa chứa rất nhiều đường nên có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên uống 3 – 4 lần mỗi tuần hoặc 100 – 150ml mỗi ngày.
Bên cạnh đó, các mẹ nên lưu tâm thời điểm uống nước dừa để đạt được tác dụng cao nhất:
- Không bổ sung sắt với nước dừa cùng lúc.
- Không nên uống khi cơ thể đang mệt mỏi, khó chịu và bị cảm lạnh.
- Không uống nước dừa khi vừa đi nắng về bởi sẽ gây hại cho đường tiêu hoá.
- Không nên uống nước dừa đã để qua đêm cũng như những nước dừa có vị độc lạ.
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối bởi điều này sẽ khiến cho mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều lần hoặc thậm chí là bị tiêu chảy.
- Không uống nước dừa khi vừa mới tập thể dục xong hoặc khi mới đi làm về. Bởi khi mới về, cơ thể mệt mỏi sẽ khiến các mẹ dễ cảm thấy đột ngột.
4. Mẹ bầu bị nhau tiền đạo kiêng ăn gì?
Sau khi được giải đáp bị nhau tiền đạo có uống nước dừa được không, các mẹ cũng nên quan tâm tới việc bị nhau tiền đạo nên kiêng ăn gì là đúng. Một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn có thể kể đến như:
- Rau ngải cứu: Chất Alpha thujone có trong ngải cứu sẽ kích thích sự co bóp trong tử cung dễ gây sảy thai hoặc sinh non.
- Rau ngót: Trong rau ngót chứa papaverin, thành phần này khiến cho cơn co thắt trong tử cung tăng cao, làm tăng khả năng sảy thai ở phụ nữ.
- Đu đủ xanh: Bên trong đu đủ chứa chất papain làm tăng co thắt tử cung. Không những thế, papain còn làm cho quá trình sinh trưởng của thai nhi chậm hơn. Ngoài ra, nó cũng có thể gián tiếp dẫn tới mẹ bầu bị xuất huyết nhau thai.
Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng ăn
Tóm lại, bị nhau tiền đạo có uống nước dừa được không là hoàn toàn có. Tuy nhiên, uống đúng cách và đúng thời điểm mới có thể đạt hiệu quả cao mà không bị tác dụng phụ. Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi mang bầu, các mẹ cũng nên lưu ý những loại thực phẩm kiêng kị khi mang bầu. Hãy ghé thăm Papaya hàng ngày để cập nhật những kiến thức mới nhất về sức khỏe khi mang thai nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp