Nếu bạn là người mang nhóm máu A, hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về nguyên tắc truyền máu cơ bản, những nguy cơ có thể xảy ra khi truyền máu, từ đó có thể hiểu được nhóm máu A nhận được nhóm máu nào, những nguy cơ khi truyền máu.
- 7 cách quan tâm người yêu khi đi làm mệt giúp tình cảm đi lên
- Thuốc Efferalgan: Công dụng, cách dùng, liều dùng và chỉ định
- Điệu đà mà ấm áp với áo giữ nhiệt mix đầm dạ sát nách
- Sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp có được miễn nghĩa vụ quân sự?
- Những thành tựu ấn tượng của Trung Quốc trong một thập kỷ qua
Truyền máu là gì?
Truyền máu là một quy trình đưa máu vào cơ thể bạn, làm tăng thể tích máu của cơ thể trong khi nó đang ở mức thấp.
Bạn đang xem: Nhóm máu A nhận được nhóm máu nào? Những nguy cơ khi truyền máu
Bệnh nhân có thể cần truyền máu trong khi phẫu thuật, chảy máu, ung thư, chấn thương, nhiễm trùng, vấn đề về gan, những rối loạn về máu hay các vấn đề sức khỏe khác có liên quan.
Máu gồm có các thành phần như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương. Truyền máu có thể cung cấp cho bệnh nhân máu toàn phần hoặc một trong số các thành phần máu mà cơ thể cần thiết nhất.
Cũng có trường hợp bạn sẽ được truyền máu do chính mình đã hiến tặng trước đó.
Bạn sẽ được xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu của mình là A, B, AB hay O, và đó là Rh (-) hay Rh (+) để đảm bảo máu được truyền phải tương thích với từng loại máu.
Ngân hàng máu sẽ sàng lọc cẩn thận nhóm máu của người hiến tặng, đặc biệt kiểm tra các bệnh lây truyền như HIV khi truyền máu.
Nguyên tắc truyền máu cơ bản
Xem thêm : Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Cơ sở của nguyên tắc truyền máu cơ bản là phải dựa trên kết cấu mạch máu và những đặc trưng riêng của mỗi nhóm máu. Chính vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, bạn cần xác định mình thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nhóm máu đó ra sao và có thể nhận máu từ những nhóm máu tương thích nào.
Nếu truyền máu không phù hợp, hai loại nhóm máu sẽ không thể dung nạp vào nhau, gây nên những tác động cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe người nhận trong vòng 24 giờ, thậm còn dẫn đến tử vong.
Để đảm bảo quá trình truyền máu an toàn, tránh tình trạng tai biến, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng thể và kháng nguyên tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết.
- Để tránh xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết, ngoài việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần trộn huyết thanh của người nhận và hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Chỉ thực hiện truyền máu khi đã thực hiện thêm phản ứng chéo này.
- Nếu máu được truyền không hòa hợp, có thể xảy ra những tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu thậm chí gây tử vong cho người nhận.
- Trong trường hợp cấp cứu cần truyền máu nhưng không có máu cùng nhóm, phải tuần theo nguyên tắc tối thiểu bắt buộc là hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận. Chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm.
- Cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu để tránh những tai biến trầm trọng, có thể gây tử vong. Trước khi tuyền máu, cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh. Kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích.
Nhóm máu A nhận được nhóm máu nào?
Nhóm máu A là gì?
Nhóm máu A là nhóm máu có chứa kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu của máu, được chia làm 2 nhóm gồm người mang nhóm A+ (Rh+) và nhóm A- (Rh-). Trong đó, những người mang nhóm A+ chiếm tỷ lệ khoảng 35,7% so với nhóm máu A- chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 6,3%. Do đó, người nhóm máu A- thuộc dạng máu hiếm. Vậy khi có nhu cầu truyền hay nhận máu, người có nhóm máu A nhận được nhóm máu nào?
Nguyên tắc truyền và nhận với nhóm máu A
Để xác định tế bào máu thuộc nhóm nào, cần dựa vào các protein gắn với carbohydrates trên bề mặt các tế bào hồng cầu của máu. Trong đó, hệ nhóm máu Rhesus được chia làm nhóm Rh+ (positive) và nhóm Rh- (negative). Nếu trên tế bào hồng cầu của bạn có kháng nguyên Rh thì mang hệ nhóm máu Rh+ và ngược lại thì là mang hệ nhóm máu Rh-. Nhóm máu của bạn dương tính hay âm tính sẽ do yếu tố hệ nhóm máu Rhesus quy định và thường sẽ được viết ngay sau tên của nhóm máu.
Thông thường, từng nhóm máu A, B, AB và O đều được chia thành 2 hệ nhóm máu nhỏ hơn nữa là Rh+ và Rh-. Do vậy, nhóm máu A cũng được chia thành 2 loại là nhóm máu A Rh+ (nhóm máu A+) và nhóm máu A Rh- (nhóm máu A-). Trong đó, nhóm máu A+ khá phổ biến nhưng nhóm máu A- lại rất hiếm.
Người mang nhóm máu A có chứa kháng nguyên A trên hồng cầu và huyết tương có chứa kháng thể B. Vậy, nhóm máu A truyền được cho nhóm máu nào? Những người mang nhóm máu A có thể truyền máu cho người thuộc nhóm B và nhóm AB, đồng thời có thể nhận máu từ những người thuộc nhóm máu A và O.
Xem thêm : Danh sách 7 thương hiệu áo thun nổi tiếng tại Việt Nam
Người mang nhóm ARh+ có thể truyền máu cho những người mang nhóm A+ và AB+ và tiếp nhận những nhóm máu như O+, O-, A+, A-.
Người mang nhóm ARh- có thể truyền máu cho những người mang nhóm A+, A-, AB+ và AB- và tiếp nhận duy nhất nhóm máu O-.
Những nguy cơ khi truyền máu
Những rủi ro khi truyền máu
Trong và sau khi truyền máu cũng không tránh khỏi những nguy cơ có thể xảy ra như:
- Phản ứng dị ứng (sốc phản vệ).
- Sốt.
- Tổn thương phổi.
- Phản ứng tan máu miễn dịch cấp tính .
- Phản ứng tan máu miễn dịch chậm.
- Nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C, HIV.
- Thừa sắt.
- Bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ.
Tử vong khi truyền nhầm máu
Trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu có thể xảy ra phản ứng truyền máu tán huyết cấp và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được các triệu chứng có thể xảy ra như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, sốt, cảm giác ớn lạnh và đau ở hai bên sườn, lưng… Những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạch, các hồng cầu của máu truyền vào do các kháng thể của người nhận phá hủy ngay trong lòng mạch máu. Các phản ứng đồng loạt có thể gây ra sốc và gây tử vong nhanh chóng.
Như vậy, nếu bạn là người thuộc nhóm máu A, bạn nên quan tâm đến nhóm máu A nhận được nhóm máu nào hay truyền được cho nhóm máu nào vì có thể bạn sẽ cần dùng đến thông tin này khi cần truyền máu hay nhận máu.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp