Dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội. Công tác dân số là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quan trọng thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thêm sheet mới trong Excel bằng phím tắt nhanh
- Tiết vịt, tiết lợn loại nào tốt hơn: Đều là cao thủ "quét sạch" độc tố nhưng hàm lượng sắt chênh nhau tới 4 lần, bạn có đang chọn đúng loại bổ dưỡng ?
- Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị ảnh hưởng như thế nào?
- Lương khô Hải Châu bao nhiêu calo? Ăn có bị béo không?
- “Quốc lộ” trong tiếng Anh: Định nghĩa, ví dụ
Việt Nam hiện nay là nước xếp thứ 13 trong những nước có quy mô dân số lớn trên thế giới, xếp thứ 108/177 nước về chất lượng dân số. Theo dự báo, dân số Việt Nam đến năm 2010 sẽ là 88 triệu, với số phụ nữ trong độ tuổi sinh sẽ tăng lên 24 triệu người và khoảng 1,2 triệu phụ nữ mang thai và sinh con mỗi năm.
Bạn đang xem: Sự gia tăng dân số ở Việt Nam – Tạp chí Cộng sản
Theo điều tra xã hội học tại 47 tỉnh, thành trên cả nước, số người đặt vòng tránh thai quý I/2008 giảm 27% so với quý I/2007. Số ca triệt sản cũng giảm 21%, và nếu so với kế hoạch cả năm mới đạt 16%. Với kết quả trên để đạt mức giảm sinh là 0,3o/oo trong năm 2008 như chỉ tiêu Quốc hội đề ra là hết sức khó khăn.
Chỉ riêng trong năm 2007, cả nước có 35/64 tỉnh, thành phố có tỷ lệ sinh tăng so với cùng kỳ năm 2006. Số trẻ là con thứ ba ra đời trong năm 2007 tăng 35% so với năm 2006, trong đó có 16 tỉnh tăng đột biến, điển hình là Sơn La tới 45,7%. Sở dĩ có hiện tượng trên là do công tác dân số nước ta chưa bền vững và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng sinh trong thời gian tới.
Xem thêm : Bị vết thương kiêng ăn gì? 8 thực phẩm cần tránh
Trong quý I/2008, trong 39 tỉnh/cả nước có gần 270 nghìn trẻ mới sinh, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2007. Số trẻ sơ sinh là con thứ ba là 29.699 trẻ tăng 17,3%. Đáng chú ý, có những tỉnh, thành phố số trẻ sinh con thứ 3 tăng lên đột biến là: Bắc Ninh (65,6%), Vĩnh Phúc (62,2%), Hải Dương (59,6%), Phú Thọ (57%), Thái Nguyên (55,6%), Thành phố Hồ Chí Minh (50,9%), Hà Tây (49,9%), Hải Phòng (46,8%), Ninh Bình (43%), Đà Nẵng (38,2%)… Số người sinh con thứ 3 đó, hiện không chỉ tập trung ở nông thôn, miền núi, ở đối tượng là nông dân, lao động tự do mà xuất hiện ngay cả nhóm công chức, viên chức nhà nước ở thành phố, thành thị.
Một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ nam/nữ đang diễn ra theo chiều hướng phá vỡ sự cân bằng tự nhiên. Mức chuẩn chung là 105-106 trẻ nam/100 bé nữ, nhưng do nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ trẻ nam sinh ra ngày càng nhiều hơn so với số trẻ nữ.
Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới cần thực hiện một số biện pháp cấp bách như:
– Có các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng giảm sút số người áp dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại. Hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
Xem thêm : Bấm lỗ tai bao lâu thì lành? Cần chăm sóc thế nào?
– Các cấp ủy Đảng và Chính quyền cần quán triệt sâu sắc các quan điểm “công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu ở nước ta và là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, của từng gia đình và toàn xã hội”;
– Nhanh chóng củng cố tổ chức bộ máy chuyên trách thực hiện công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở);
– Tăng cường vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách xã, cộng tác viên thôn, bản trong việc tuyên truyền vận động, tư vấn, hướng dẫn cho các cặp vợ chồng hiểu biết đầy đủ lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, tự nguyện lựa chọn và thực hiện một biện pháp tránh thai thích hợp, hiệu quả;
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp