Người vợ bép xép – Truyện cổ tích Nga
- Sinh Viên Học Quân Sự Quốc Phòng Có Nên Ở Nội Trú Qua Đêm Không?
- Giải mã điềm ngứa tai trái theo khung giờ cực kỳ chính xác
- Khoai tây mọc mầm gây độc như thế nào? 5 lưu ý khi ăn khoai tây để đảm bảo cho sức khỏe
- Tổng hợp các loại cá biển ngon được nhiều người yêu thích
- Biển số xe đuôi 97 có nghĩa là gì? Giải mã ý nghĩa số 97
Ngày xửa ngày xưa, có anh nông dân nọ có chị vợ miệng bép xép như miệng sáo. Không chuyện gì chị ta giữ kín dược, cứ ngứa ngáy phải nói cho hàng xóm láng giềng biết mới chịu thôi. Chẳng những chị ta kể những điều mắt thấy tai nghe mà chị ta còn thêu dệt ra nữa. Chuyện nhỏ như cái kim, qua miệng chị ta, to bằng tấm liếp.
Bạn đang xem: Top 4 câu chuyện cổ tích thế giới chọn lọc, giúp trẻ khơi gợi trí tưởng tượng phong phú
Một hôm, anh chồng vào rừng hái củi. Anh ta vừa đặt chân lên một mô đất, bỗng mô đất sụt xuống, suýt nữa thì ngã. Cái gì thế này? Anh ta bẻ một cành cây thọc thọc, nghe cồm cộm.
Thế là anh ta đào và được một hũ vàng. Anh ta nghĩ bụng: “Của trời cho nhưng đưa làm sao về nhà được. Vợ mình bép xép thế kia, chỉ trong chốc lát là cả làng biết, phiền quá”. Anh ta không biết tính sao.
Một lúc, anh ta đem cái hũ vàng để lại chỗ cũ, lấp đất bằng phẳng rồi trở về nhà, cơm nước xong là đi ngủ. Hôm sau, anh ta dậy thật sớm, lấy trong chạn chồng bánh nướng mà chị vợ nướng từ tối định đưa đi chợ bán, lại đến chuồng thỏ bắt một chú thỏ con, rồi đi qua ao chúa đất gần đấy, câu trộm một con cá chép và vác búa vào rừng.
Dọc đường, cứ mỗi chặng anh ta treo một tấm bánh nướng vào cành cây, con cá chép anh ta cột trên ngọn cây thông, còn con thỏ anh ta úp trong một chiếc nơm đặt xuống gần bìa rừng. Xong xuôi, anh ta trở về nói thầm vào tai chị vợ.
– Nhà ơi! Chẳng hiểu ra làm sao mà hôm nay tôi thấy nhiều chuyện lạ lắm. Tôi nói với nhà, nhà đừng nói với ai nhé.
Chị vợ gắt:
– Anh đã thấy tôi nói với ai chuyện gì chưa nào. Tôi chả nói với ai bao giờ cả. Chuyện gì? Nói đi. Tôi đâu phải hàng đàn bà bép xép.
– Này, nhà ơi! Tôi đào được một hũ vàng.
– Đâu? Đâu?
– Ở trong rừng ấy.
– Trời ơi! Đi vào mà bưng về nhà ngay đi. Không thì người ta lấy mất.
Ảnh minh họa.
– Nhưng nhà đừng nói với ai đấy, phiền lắm.
– Biết rồi, nhanh lên. Anh và tôi cùng đi bưng về.
Thế là hai vợ chồng cùng đi. Bỗng chị vợ trông thấy những chiếc bánh nướng treo lủng lẳng trên cành cây, kêu lên:
– Anh ơi, nhìn kia kìa! Bánh nướng trên cành cây.
– Tôi thấy từ chiều hôm qua rồi. Mua bánh nướng đây. Một đám mây bay qua, rồi thì rơi lả tả từng chiếc.
Chị vợ trố mắt nhìn, không nói gì nữa.
– Anh ơi, anh nhìn kìa. Trên ngọn thông có một con cá chép.
Anh chồng trèo lên cây thông bắt cá xuống, rồi hai người lại đi. Một lúc đến chỗ suối có con thỏ nằm trong nơm. Lần này thì anh chồng kêu to:
– con thỏ! Con thỏ úp trong nơm! Bắt về làm thịt trưa thì tuyệt.
Rồi anh ta bắt chú thỏ bỏ vào đãy.
Hai vợ chồng đến nơi chôn hũ vàng. Họ đào lên, mang về. Trời chập choạng tối. Đi qua nhà chúa đất, họ gặp một đàn bò. Một con bò cái đứng lại rống lên ò ò.
Chị vợ nói với anh chồng:
– Con bò nhà ai rống phải không?
– Không phải đâu, con mà nó đến hành lão chúa đất đấy. Nhà bước nhanh lên.
– Ma à?
– Thì tôi đã nói với nhà con ma nó đến hành lão chúa đất mà. Đêm nào chả thế, cứ tối là nó đến nó đánh. Tiếng rống là tiếng lão chúa đất kêu đau quá.
Về đến nhà, chị vợ đi ngủ. Anh chồng loay hoay chôn hũ vàng vào góc nhà rồi mới lên giường nằm.
Chị vợ giữ kín được một hôm, hai hôm, đến hôm thứ ba thì chị ta sang hàng xóm mách những chuyện lạ chị ta trông thấy, kể cả chuyện đào được hũ vàng. Nhưng cái hũ thì không còn là cái hũ nữa mà thành cái chum. Thế là chuyện cái chum vàng truyền từ miệng người này qua miệng người kia đến tai lão chúa đất. Lão chúa đất đến nhà anh nông dân nọ dọa:
– Mày đào được chum vàng trên khu đất nhà tao phải không? Khôn hồn thì mang trả cho tao. Cái chum vàng ấy thuộc quyền sở hữu của tao, mày biết chứ!Anh nông dân chối:
– Bẩm ông, vàng bạc ở đâu? Làm gì có chuyện đó? Con xin thề với ông là không có đâu ạ! Chắc là vợ con nó bịa đặt ra rồi nói với hàng xóm chứ gì! Nó vẫn thường thế đấy! Khốn khổ!
Chị vợ đứng đấy, cãi lại:
– Sao? Tôi bịa đặt ra à? Chẳng phải là anh với tôi đã đào được cả chum vàng trong rừng là gì?
Lão chúa đất mừng rỡ, nói:
– Còn chối nữa không? Chính miệng vợ mày nói ra, chứ ai mà bảo người ta nói oan cho mày! Chum vàng ở đâu? Mang ra!
Anh nông dân vẫn chối:
– Bẩm, không có đâu ạ! Ông cứ hỏi lại nhà con khắc biết.
Lão chúa đất ngoảnh lại phía chị ta hỏi:
– Chồng mày vẫn chối đây đẩy! Mày thấy gì thì cứ nói ra!
Chị ta liền kể một tràng:
– Chẳng phải hôm kia, anh và tôi đi vào rừng, dọc đường còn thấy bao nhiêu chuyện lạ nữa, anh quên rồi sao? Nào là mưa bánh nướng, những chiếc bánh nướng rõ to, treo trên cành cây…
Lão chúa đất mắng:
– A, cái con này, nó nói gì vậy?
Chị ta vẫn bô bô:
– Bẩm ông, con thấy gì con nói nấy. Con chẳng bịa đặt điều gì cả. Những chiếc bánh nướng rõ to treo trên cành cây… Rồi chúng con đến một gốc cây thông có con cá chép nằm trên ngọn, nhà con treo lên bắt nó về rán ăn trưa…
Anh chồng ngắt lời vợ:
– Bẩm ông, ông thấy chưa! Nó nói mà cũng chẳng biết nó nói gì nữa!
Chị vợ không chịu làm thinh:
Xem thêm : Ăn hàu có tác dụng gì? Những ai không nên ăn hàu?
– Chẳng phải hôm kia anh mang con cá chép bằng này về rán là gì? Anh còn bắt cả con thỏ nằm trong cái nơm dưới suối ven rừng về làm thịt. Còn chối nữa thôi? Tôi thấy thế nào thì tôi nói thế ấy. Tôi chẳng bịa đặt điều gì cả.
Tên chúa đất trợn tròn mắt, há hốc mồm:
– Cá chép nằm trên cây! Thỏ úp trong nơm cá! Con mẹ kia điên rồi thật!
Anh chồng được thể nói luôn:
– Bẩm, bấy lâu nay, nhà con cứ như người bị ai lấy mất hồn, nói lảm nhảm, chẳng đâu vào đâu. Chắc là cơn điên lại nổi lên rồi đấy!
Chị vợ vặc lại:
– Tôi điên à? Còn cái chum vàng, cũng là tôi bịa đặt ra sao? Lúc về gần đến nhà thì nghe tiếng rống, tiếng rống của ngài chúa đất bị ma hành…
Nghe nói thế, lão chúa đất cho là chị ta điên thật và đang lên cơn, liền kêu lên:
– Con mẹ này mất trí thật rồi! Ta rống lúc nào? Ma quỷ nào đến hành ta?
Chị này vẫn khăng khăng cãi:
– Đúng như thế đấy ạ! Hôm ấy, đúng có con ma đến hành ngài. Chúng con nghe rõ tiếng ngài rống. Ngài cứ nhớ lại đi mà xem!
Lão chúa đất mắng át đi:
– Con mẹ điên kia! Đừng nói lảm nhảm nữa!
Anh chồng nói tiếp:
– Thì con đã thưa với ông lúc đầu. Nhà con nó có nói đúng cái gì đâu! Nó mất trí rồi mà! Khổ thân tôi!
Lão chúa đất bỏ ra về. Anh nông dân giữ hũ vàng làm của. Từ hôm đó, chị vợ chừa thói bép xép, biết chuyện gì là để bụng, chẳng dám nói với ai, mà nói gì cũng chẳng ai tin!
Người học trò và con hổ – Truyện cổ tích Việt Nam
Một con hổ đi dạo trong rừng, vô tình bị lọt vào bẫy. Con vật hung hăng giãy giụa, hết húc đầu đến dùng răng gặm bẫy tìm cách chui ra, nhưng bẫy làm bằng những cây tre đực rất chắc nên không thể làm gì được. Đang cơn nguy khốn, bỗng có một người học trò đi qua. Thấy người học trò, hổ bèn lấy giọng ngọt ngào:
– Chào thầy tú, làm sao thầy tú lại đi vào nơi nguy hiểm này. Chao ôi! Thầy không biết rằng bạn bè tôi hiện đang ở khắp mọi ngả để rình mồi đấy ư? Thôi, chúng ta hãy giao ước với nhau điều này nhé! Về phía thầy, thầy làm ơn mở nắp cho tôi ra.
Về phía tôi, tôi sẽ luôn luôn bảo hộ thầy, không để cho một con hổ nào động đến. Mặt khác, tôi sẽ làm cho dân vùng quanh đây kính trọng thầy, tôn thờ thầy như một vị thần.
Người học trò đáp:
– Nhưng nếu ta mở cho ngươi ra, ngươi sẽ ăn thịt ta mất!
Nghe nói thế, hổ một hai xin thề và nói:
– Chao ôi! Thầy tú! Thầy há lại không biết rằng tôi là kẻ xưa nay chưa hề nói dối! Tôi đã nói không ăn thịt thầy thì lẽ nào vì một miếng ăn mà tôi làm sai lời. Tôi là chúa sơn lâm có đâu lại phí mất tiếng tăm của tôi. Thầy hãy mở cho ra, suốt đời tôi sẽ không quên ơn.
Người học trò nhẹ dạ nọ cảm động về những lời khẩn cầu của chúa sơn lâm, và tin vào những câu thề thốt nặng lời của nó, nên vui lòng rón tay làm phúc. Cần bẫy một khi kéo lên, hổ ta nhanh nhẹn chui ngay ra, ngáp dài và gầm lên một tiếng làm cho người học trò giật mình kinh hãi:
– Ôi! – người học trò nói, ngươi hét to quá làm ta đinh tai nhức óc.
Nhưng nếu lúc nãy hổ tỏ ra hèn hạ quỵ lụy bao nhiêu thì bây giờ lại lộ mặt hung hăng trắng trợn bấy nhiêu. Nó đổi giọng:
– Tiếng của ta làm ngươi khó chịu ư? Ta còn muốn ăn thịt ngươi nữa kia đấy!
– Ngươi vừa mới giao ước thề bồi với ta chưa buông mồm, sao đã trở mặt nhanh như vậy?
Người học trò chưa kịp dứt lời, hổ đã gầm lên:
– Ta cám ơn lòng tốt của ngươi. Nhưng ngươi phải hiểu rằng cái bụng đói của ta thì không cần biết phải trái gì hết. Ta nhịn đói đã mấy ngày nay và bây giờ thì cần có sức để trở về hang cái đã. Vậy ngươi hãy nộp mạng cho ta đi!
Ảnh minh họa.
Trong khi con vật phản phúc đang tìm cách nuốt trôi lời hứa thì một vị thần Núi biết được câu chuyện. Thương hại người học trò bị mắc lừa, thần Núi bèn hiện ra trước mặt người học trò và con hổ với trạng mạo một ông quan tòa mặt mũi dữ tợn, mắt sáng long lanh, râu tóc trắng xóa. Thần nạt lớn:
– Các ngươi làm gì mà cãi nhau ồn ào ở đây? Ai phải ai trái? Hãy nói ngay cho ta rõ, ta sẽ phân xử cho.
Người học trò vội kể lại câu chuyện vừa qua. Nhưng hổ đã chỉ vào cái bẫy mà cãi biến:
– Làm gì có chuyện đó. Tôi đang ngủ yên lành trong kia thì bị tên này ở đâu đến quấy nhiễu. Không những hắn không cho tôi nghỉ ngơi mà còn tìm cách hại tôi. Vì thế, tôi phải ăn thịt hắn để trả thù.
Thần phán bảo:
– Đúng! Ngươi có quyền trả thù kẻ nào dám xâm phạm chỗ ở của ngươi. Nhưng ta lại không tin rằng đó là chỗ ở của ngươi. Vì thân hình ngươi to lớn dường vậy làm sao có thể nằm trong một chỗ chật hẹp như kia được chứ? Bây giờ thì hai bên sẽ trở lại đúng nguyên vị trí cũ, ta sẽ xem xét và phân xử sau.
Hổ tin rằng mình thắng nên hí hửng chui vào bẫy. Lập tức vị thần hạ cần bẫy xuống và mắng hổ:
– Đồ khốn kiếp! Ngươi đã bội ước và lấy oán trả ơn đối với người đã cứu mình ra. Giờ thì ngươi đừng có mong ai cứu cho nữa.
Và quay lại phía người học trò, vị thần nói:
– Và đấy là một bài học rất quý cho ngươi! Cần phải tốt và nhân hậu đối với mọi người, nhưng trước hết phải nhớ rằng chớ có bao giờ tốt và nhân hậu đối với kẻ độc ác cả!
Bác nông dân và con Gấu – Truyện cổ tích Indonesia
Ngày xưa có một bác nông dân già sống cùng với một cô con gái. Vợ bác mất sớm nên mọi tình yêu thương bác đều dành cho con. Một hôm bác quyết định đi thăm họ hàng ở xa và để cô con gái ở nhà một mình.
Bác ra đi, qua bao nhiêu rừng sâu, núi cao, suối dài, rất vất vả nhưng cuối cùng bác cũng đến nơi an toàn. Anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi nói chuyện quên hết mọi thứ xung quanh. Ở chơi với họ hàng vài hôm, bác lên đường trở về nhà. Khi băng qua khu rừng rậm, còn chưa tìm được lối ra thì trời đã sẩm tối.
Phải tìm một chỗ nghỉ qua đêm là điều cần nhất bây giờ. Bác nghĩ vậy nên đi loanh quanh trong rừng, mong tìm được nhà nào đó để xin nghỉ nhờ.
Lát sau bác nhìn thấy có ánh đèn le lói sau đám lá rừng. Bác vội bước tới, nhưng trước mặt bác không phải là một ngôi nhà bình thường mà là tòa lâu đài cổ. Bác gõ cửa và một con gấu to xuất hiện. Gấu hỏi:
– Ông ở đâu đến và ông muốn gì?
– Tôi đi thăm họ hàng nhưng chẳng may lạc đường, trời tối mà vẫn chưa về được. Xin ông cho tôi nghỉ nhờ một đêm – Bác nông dân lo sợ trả lời Gấu.
– Ông có thể ở lại đây. Chỉ có một mình tôi thôi.
Thấy Gấu nhẹ nhàng, hiền lành, bác nông dân mới thấy yên tâm và bước vào lâu đài cùng với Gấu. Gấu làm việc như người bình thường, dọn cơm mời bác nông dân ăn, dọn giường cho bác nông dân ngủ.
Sáng dậy, bác nông dân cảm ơn Gấu, xin phép ra đi. Nhưng bác không biết lối ra nên nhờ Gấu chỉ đường Gấu bảo:
Xem thêm : Cách chế biến rau dền Nhật
– Tôi sẽ chỉ đường cho ông nếu ông gả con gái cho tôi.
Bác nông dân nghe vậy thì không đồng ý, bác chỉ có mỗi một người con gái, nếu gả cho Gấu thì bác sẽ mất con. Thế nên bác quyết tâm tự tìm đường về mà không cần sự giúp đỡ của Gấu.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng rừng già bạt ngàn âm u, bác lại không thuộc đường nên loay hoay suốt cả ngày trời bác không thể nào ra được. Đêm xuống bác lại quay về tòa lâu đài của Gấu xin ngủ nhờ. Gấu đón tiếp bác ân cần như buổi tối hôm trước, trò chuyện rất vui vẻ. Đến sáng người nông dân lại nói với Gấu:
– Gấu hãy chỉ giúp tôi đường về nhà.
Gấu trả lời:
– Tôi sẽ giúp ông nếu ông gả con gái cho tôi.
Người nông dân biết rằng muốn ra khỏi cánh rừng này thì chỉ còn cách duy nhất là nhờ sự giúp đỡ của Gấu. Bác đành hứa gả con gái của mình cho Gấu. Gấu đón tiếp ông nồng hậu đúng như thái độ của cha vợ và con rể và chỉ lối cho bác nông dân trở về. Bác hứa sẽ dẫn con gái mình trở lại.
Bác nông dân ra về mà lòng nặng trĩu. Cô con gái nhận ra ngay nét mặt không vui của cha, cô nghĩ là đã có chuyện gì xảy ra. Còn bác nông dân thấy thật khó có thể nói với con gái về chuyện con Gấu kia, nhưng trước sau gì thì bác cũng phải nói sự thật. Cuối cùng không thể giấu con được nữa bác đành phải kể lại toàn bộ câu chuyện, cả về lời hứa gả cô cho Gấu.
Cô gái chăm chú lắng nghe cha kể, cô không hề thấy lo sợ mà cảm thấy có gì uẩn khúc ở trong đó. Thế là cô gái bằng lòng. Hai cha con cùng nhau đến tòa lâu đài của Gấu đúng như đã hẹn.
Gấu đón họ rất long trọng, niềm nở và ân cần. Bác nông dân ở lại chơi vài hôm cùng con gái rồi từ giã trở về nhà. Gấu cùng cô gái sống hoà thuận bên nhau, yêu quý tôn trọng nhau như vợ chồng. Tuy nhiên cô gái để ý thấy ở dưới lớp da Gấu là thân thể của một con người. Nàng quyết định khám phá bằng được điều bí mật ấy.
Một đêm, nàng không ngủ mà lén đến phòng của Gấu. Nhìn qua khe cửa, nàng thấy Gấu trút bỏ bộ lông và biến thành một chàng trai, chỉ có cái đầu là của Gấu.
Thế là chờ Gấu ngủ say, nàng đã lén vào phòng, ném bộ da Gấu vào bếp lửa. Bộ da Gấu biến thành than, nhưng từ hôm đó Gấu lâm bệnh nặng. Biết lý do Gấu ốm, nàng ân hận lắm, dành hết tình cảm của mình để quan tâm chăm sóc Gấu, hy vọng Gấu khỏe lại.
Thế nhưng bệnh của Gấu ngày càng nặng hơn, đến hôm thứ hai thì Gấu nằm gần như sắp chết. Cô gái ngồi bên giường Gấu, than thở, khóc lóc nhưng những giọt nước mắt không làm đỡ cơn đau của Gấu. Ngày thứ ba, Gấu nằm khò khè thở những hơi thở nặng nhọc. Cô gái nghĩ thế là hết, ta sẽ chết theo Gấu thôi.
Nhưng đêm thứ ba qua đi, khi cô gái tỉnh dậy thì thấy trên giường bệnh không phải là Gấu ốm yếu nữa mà là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Cô gái vô cùng kinh ngạc. Họ sung sướng ôm lấy nhau khóc vì quá mừng vui. Chàng trai kể hết sự thật cho nàng nghe.
Chàng bị một mụ phù thuỷ độc ác biến thành Gấu. Chỉ khi nào có một người con gái yêu thương Gấu thật lòng thì Gấu sẽ trở lại thành người và bộ da Gấu kia phải được đốt thành tro. Chàng rất biết ơn người vợ yêu quý đã dũng cảm cứu chàng để chàng được quay trở lại làm người.
Thế rồi ngay hôm sau, hai người đã tổ chức một lễ cưới linh đình, mời tất cả mọi người tới dự. Bác nông dân được mời đến và bác rất ngạc nhiên không tin vào mắt mình được nữa.
Con Gấu đã biến thành một chàng trai tuấn tú. Bác rất mừng cho cô con gái của mình được hạnh phúc. Từ đấy, bác ở lại luôn trong lâu đài, sống vui vẻ cùng con gái và con rể không trở về nhà nữa.
Pho tượng của nhà điêu khắc – Truyện cổ tích Đức
Ngày xửa ngày xưa, tại thành phố nhỏ Đuyt-xen-đoóc ở nước Đức có một nhà điêu khắc nổi tiếng, tên gọi Gơ-ru-pen-lô. Tác phẩm của ông đẹp đến nỗi đức vua trị vì thời đó đã đặt nhà điêu khắc một bức chân dung theo kiểu tượng cưỡi ngựa bằng đồng đen. Say sưa với đề tài nghệ thuật này, nhà điêu khắc đã làm việc suốt nhiều ngày và nhiều đêm tới rất khuya.
Khi tượng mẫu đã xong, nhà nghệ sĩ mời đức vua và tất cả triều đình của ngài đến xem, trước khi làm khuôn đổ đồng đen. Đúng ngày đã hẹn, nhà vua đến cùng với nhiều vị đại thần đi theo. Nhà điêu khắc cất tấm vải che phủ bức tượng. Tác phẩm đẹp đến mức đức vua đứng lặng người mà ngắm. Rồi ngày quay lại phía nhà điêu khắc:
– Quả thật, ngài Gơ-ru-pen-lô, thật là giống. Đặc biệt giống một cách hoàn hảo. Danh tiếng của ngài quả là không sai. Ngài đúng là một nghệ sĩ lớn.
Và đức vua thân mật bắt tay nhà nghệ sĩ.
Khi cả triều thần thấy nhà vua bắt tay người nghệ sĩ điêu khắc như là đối với một người bạn thân lâu năm, lòng đố kị ở họ bùng lên không giới hạn, và họ cố tìm cách hạ thấp giá trị của tác phẩm.
Họ không dám động chạm gì đến chính chân dung đức vua, nhưng một vị làm ra vẻ thân tình nói với nhà điêu khắc:
– Quả thật, ngài Gơ-ru-pen-lô ạ, chân dung đức Hoàng thượng mười phần hoàn hảo [6]. Nhưng xin phép được góp chút ý nhỏ về con ngựa: cái đầu có phần quá to, như vậy là mất cân đối.
– Không! – một vị khác lên tiếng – Chính là cái cổ quá dài.
Một vị thứ ba tiếp lời:
– Nếu ông có thể sửa chữa cái cẳng trước bên phải, ngàu Gơ-ru-pen-lô ạ, tôi nghĩ rằng tác phẩm sẽ được nâng cao giá trị.
Vụ thứ tư thêm vào:
– Và cái đuôi thì quá cứng đờ!
Nhà điêu khắc lắng nghe, điềm đạm:
– Nếu đức Hoàng thượng cho phép – nhà điêu khắc nói với đức vua – tôi xin ghi nhận những nhận xét của các vị này. Tôi có được phép giữ cái tượng mẫu này thêm dăm ngày nữa không?
Ảnh minh họa.
Nhà vua đồng ý, và nhiều điêu khắc cho dựng một bức bình phong bằng ván, che kín xung quanh bức tượng.
Ông ở luôn trong đó, và suốt nhiều ngày, người ta nghe thấy tiếng ông làm việc. Các vị triều thần đi về qua đó luôn và tỏ vẻ phởn chí. Vị nào cũng nghĩ thầm: “Quả là mình sáng suốt, cuối cùng thì anh thợ điêu khắc ấy cũng phải thấy rõ như thế. Anh ta đâu phải đã tài khéo đến cỡ đó”.
Một lần nữa, đức vua và triều đình lại có mặt trước pho tượng của nhà điêu khắc. Một lần nữa, đức Hoàng thượng chiêm ngưỡng bức tượng và tuyên bố là tuyệt tác.
Đến lượt các vị triều thần lên tiếng:
– Đẹp lắm rồi! – vị thứ nhất nói – cái đầu đã rất cân đối.
– Và cái cổ đã duyên dáng hơn vì đã bớt dài. – vị thứ hai nói.
– Tôi nhận thấy cẳng trước bên phải đã hoàn toàn đúng. – vị thứ ba gật gù.
– Và cái đuôi đã mềm mại hơn. – vị cuối cùng xem vào.
– Các vị triều thần của ta có vẻ hài lòng đó – đức vua nói với nhà điêu khắc Gơ-ru-pen-lô – các vị đều nhận thấy những điểm mà ông đã sửa chữa cho bức tượng làm cho tác phẩm tăng giá trị lên rất nhiều.
– Tôi rất vui lòng – Gơ-ru-pen-lô mỉm cười nói – nhưng mà sự thật là tôi chẳng sửa chữa chút nào cả!
– Thế nào? – đức vua hỏi to – Vậy thế mấy ngày trời vừa qua, ngài đã cặm cụi làm gì thế?
– Tôi làm cái việc đập tan những tham vọng của các vị triều thần của đức Hoàng thượng về mặt nghệ thuật. Chính lòng đố kị của họ là động cơ duy nhất thúc đẩy họ bới lông tìm vết cho ra những thiếu sót ở bức tượng tôi làm. Và tôi nghĩ rằng, lúc này thì họ phải công nhận điều đó.
Đức vua cười hể hả, nhưng các vị triều thần thì len lén rút lui ra khỏi xưởng điêu khắc, kẻ trước người sau lặng lẽ không một lời.
Bài học hay từ truyện cổ tích thế giới
Truyện cổ tích chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ… Nhưng giúp trẻ khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích.
Những câu chuyện cổ tích giúp trẻ khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp