Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa mức lợi nhuận thu được với tổng số vốn được sử dụng trong một kỳ hạn. Nó đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:

 Tỷ suất giá trị thặng dư: là tỷ số giá trị thặng dư và tư bản khả biến, như vật tỷ suất thặng dư càng cao thì tỷ số lợi nhuận càng lớn. Do đó những thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư cũng chính là thủ đoạn nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Một số thủ đoạn như kéo dài ngày lao động ( tăng thời gian làm việc của công nhân để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn):

  1. Tăng cường độ lao động :tăng năng suất lao động bằng cách áp đặt các quy chuẩn, quy định, kỷ luật, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và số lượng sản phẩm);
  2. Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại: tăng cấu tạo hữu cơ tư bản bằng cách thay thế tư bản khả biến (lao động) bằng tư bản bất biến (máy móc), giảm chi phí lao động và tăng năng suất lao động);
  3. Thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền : giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng các nguyên liệu có chất lượng thấp hơn, có nguồn gốc rẻ hơn hoặc tái chế được);
  4. Giảm các chi tiêu bảo hiểm lao động, bảo vệ môi trường sinh thái : giảm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân và môi trường, trốn tránh các quy định pháp luật về an toàn lao động, y tế, bảo hiểm, thuế, phí, tiêu chuẩn môi trường.

 Cấu tạo hữu cơ của tư bản : Là tỉ số giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến, trong điều kiện tỷ suất thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản

càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Thông thường, khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng thì tỷ suất giá trị thặng dư cũng có thể tăng lên, nhưng thường không bù đắp được mức giảm của tỷ suất lợi nhuận. Vậy nên các nhà tư bản thường tìm cách giảm cấu tạo hữu cơ của tư bản như tăng tỷ lệ sử dụng tư bản khả biến ( tuyển dụng thêm nhân công, tăng ca, tăng sản lượng lao động); giảm tỷ lệ sử dụng tư bản bất biến (tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, vật tư, thiết bị, máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển) và tận dụng các nguồn tư bản bất biến không thuộc sở hữu của doanh nghiệp ( thuê máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, sử dụng nguyên liệu phế thải, phế phẩm.)

 Tốc độ chu chuyển của tư bản: Là số lần chu chuyển của tư bản trong một năm,. Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư càng nhiều, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên kéo theo tỷ suất lợi nhuận cũng tăng. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Vậy nên để tăng tốc độ chu chuyển của tư bản bằng cách: 1) Rút ngắn thời gian sản xuất: tăng năng suất lao động, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất, tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý. 2) Rút ngắn thời gian lưu thông: Đẩy mạnh tốc độ mua bán hàng hóa, sử dụng các phương tiện vận tải và bưu chính viễn thông nhanh chóng, hiệu quả, cải thiện tổ chức mậu dịch, giảm thời gian dự trữ hàng hóa 3) Tăng số vòng chu chuyển của tư bản: Tận dụng tư bản rảnh rỗi, tăng cường tái đầu tư tư bản, giảm chi phí sản xuất và lưu thông.

 Tiết kiệm tư bản bất biến: Là giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng tư bản bất biến ( máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, năng lượng, vật tư,..) với hiệu quả cao nhất. Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. Một số cách để tiết kiệm tư bản bất biến:

  1. Chiến lược giá cả hợp lý: Do thị trường luôn biến động nên việc định giá và tuỳ chỉnh theo từng thời kỳ rất quan trọngên theo dõi sự thay đổi thị trường để có chiến lược giá cả cho phù hợp.
  2. Chuyên nghiệp hóa bộ máy: Vấn đề lao động cần nâng cao, đào tạo chất lượng lượng đội ngũ lao độngất lượng lao động tốt, tốc độ làm việc nhanh và hiệu quả đồng nghĩa với việc tăng doanh thu với mức chi phí nhân sự giữ nguyên. Kéo theo tăng lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.