Cách mạng công nghiệp lần 3 và những thành tựu thời kỳ công nghệ số

Cách mạng công nghiệp 3.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp 3.0, còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số (Tiếng Anh là Digital Revolution) hay cách mạng công nghiệp lần 3, là thời kỳ của sự tiến bộ công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử sang công nghệ số.

Cách mạng công nghiệp 3.0 tiếp nối từ cuộc cách mạng công nghiệp 2.0, chính thức khởi động từ những năm 1950 đến cuối những năm 1970. Đây là một sự khởi đầu của kỷ nguyên thông tin.

Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 đặt trọng tâm là sản xuất và ứng dụng các công nghệ dẫn xuất, logic kỹ thuật số, IC (chip mạch tích hợp),… Một số giải pháp công nghệ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay cũng hình thành từ cách mạng công nghiệp 3.0 như: Internet, máy tính, điện thoại di động kỹ thuật số, bộ vi xử lý,…

Cuộc cách mạng công nghệ số

Nguyên nhân diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần 3

Cách mạng công nghiệp lần 3 được bắt đầu với sự ra đời và phát triển lan tỏa của công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất, điện tử. Năm 1947, bóng bán dẫn tiếp xúc điểm đầu (Point-contact transistor) đầu tiên được phát minh bởi John Bardeen và Walter Houser Brattain đã mở đầu cho hệ thống máy tính kỹ thuật số tiên tiến sau này.

Những phát minh trong thời kỳ này đã giúp tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực xã hội và giảm chi phí của phương tiện sản xuất là động lực chính để hình thành cuộc cách mạng công nghiệp lần 3.

Ngoài ra, nó còn kéo theo cơ cấu sản xuất xã hội giữa nông lâm thủy sản, công nghiệp, dịch vụ thay đổi. Tạo tiền đề cho sự ra đời cho hành trình cải cách năng lượng xanh.

Các giai đoạn diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần 3

Cuộc cách mạng công nghiệp 3 là một thời kỳ kỷ nguyên công nghệ mới tiếp diễn và phát triển vững mạnh qua các thời kỳ dưới đây:

Thập niên 70

Vào những năm 1970, máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy chơi trò chơi điện tử đầu tiên ra đời. Đây còn là thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade bắt đầu từ Space Invaders.

Công nghệ kỹ thuật số bắt đầu phát triển làm cho việc chuyển đổi từ lưu trữ analog sang lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số phát triển.

Một phát triển công nghệ quan trọng ở thập niên này là công nghệ nén dữ liệu kỹ thuật số – biến đổi cosine rời rạc (DCT), được đề xuất bởi Nasir Ahmed.

Máy tính gia đình đầu tiên

Thập niên 80

Trong suốt thập niên 1980, máy tính trở nên cực kỳ phổ biến, xuất hiện ở hầu khắp các trường học, hộ gia đình và doanh nghiệp.

Vào năm 1983, Motorola đã tạo ra điện thoại di động kỹ thuật số. Vào cuối những năm 1980, mực kỹ thuật số đầu tiên được tạo ra phục vụ cho những bộ phim hoạt hình. Sáng chế quan trọng nhất ở thời kỳ này chính là World Wide Web – Một không gian thông tin toàn cầu.

Thập niên 90

Kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ giúp phát sóng truyền hình độ nét cao (HDTV) kỹ thuật số công cộng đầu tiên là World Cup 1990 vào tháng 6 được diễn ra tại Tây Ban Nha và Ý.

Năm 1993, trình duyệt web đầu tiên (Mosaic) có khả năng hiển thị hình ảnh nội tuyến tạo cơ sở cho các trình duyệt sau này như Netscape Navigator và Internet Explorer.

Đến năm 1996, Internet được mở rộng trở thành nền văn hóa đại chúng.

Thập niên 2000

Vào đầu thập niên 2000, điện thoại di động đã trở nên phổ biến với nhiều chức năng đã được cải tiến. Tin nhắn văn bản xuất hiện vào những năm 1990 và sử dụng rộng rãi đầu thập niên 2000.

Kết nối Internet dial-up đã xuất hiện từ khoảng năm 2002 và rất được nhiều người sử dụng, yêu thích.

Thập niên 2010

Những lợi ích của internet khiến cho 3 tỷ người trên thế giới đã sử dụng internet vào năm 2012. Điện toán đám mây trở thành xu hướng vào đầu những năm 2010.

Các thành tựu nổi bật của cách mạng công nghiệp thứ 3

Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 đóng vai trò to lớn trong việc phát triển công nghệ kỹ thuật số. Nhiều phát minh tiên tiến được ra đời như máy bay, máy tính, điện thoại, internet,… Các thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng thứ 3 như sau:

  • Internet: Internet ra đời vào khoảng năm 1974. Tính đến tháng 1/2021, internet bao phủ rộng rãi đạt 4,66 tỉ người sử .
  • Social media: Là một hình thức kết nối mới, giúp người dùng kết nối và giao tiếp với nhau dựa trên một nền tảng nhất định.
  • Công nghệ di động (Mobile): Là phương tiện giao tiếp hiện đại của con người, tạo ra một phương thức liên lạc, mua sắm và làm việc mới.
  • Công nghệ phân tích (Analytics): Giúp doanh nghiệp phân tích chân dung khách hàng khi mua sắm hàng hóa dịch vụ. Thông qua dữ liệu, doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin hữu ích về người tiêu dùng.
  • Điện toán đám mây (Cloud): Giúp truy cập công nghệ và dữ liệu nhanh chóng. Đồng thời giảm bớt gánh nặng về ngân sách cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phản ứng với các biến chuyển trên thị trường cũng như xử lý những vấn đề nội bộ.
  • Big Data: Là những tập dữ liệu có khối lượng khổng lồ và vô cùng phức tạp. Được khai thác để tìm hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng qua các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp.

Tập dữ liệu khổng lồ khai thác mong muốn và nhu cầu người dùng

Ngoài những thành tựu nổi bật như trên, cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 còn mở ra nhiều chương mới về lĩnh vực kỹ thuật số như:

  • Mạng lưới máy bay không người lái dựa trên điện Hydro và phương tiện tự vận hành.
  • Hệ thống robot xã hội linh hoạt.
  • Nông nghiệp đô thị, kinh tế vũ trụ, vệ tinh nano và robot không gian.
  • Máy in 3D hiện đại và công nghệ nano.

Cách mạng công nghiệp lần 3 đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh truyền thống. Năng suất lao động ngày càng tăng, tạo tiền đề thúc đẩy cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ.