1. Điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì?
Điều kiện ly hôn đơn phương là một trong hai bên vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm về quyền và nghĩa vụ vợ chồng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của bên còn lại. Hiện nay pháp luật cho phép vợ chồng được phép ly hôn theo yêu cầu của một bên căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, được thực hiện trong những trường hợp sau:
Khi chồng hoặc vợ đưa ra yêu cầu ly hôn mà Tòa án hòa giải bất thành thì Tòa án quyết định cho ly hôn nếu có đầy đủ căn cứ về việc người chồng hoặc vợ bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền – nghĩa vụ của người chồng/vợ đẩy hôn nhân vào tình trạng trầm trọng khiến cho đời sống chung của đôi bên không thể tiếp tục kéo dài, không đạt được mục đích của hôn nhân.
Bạn đang xem: Điều kiện ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật hiện nay
Chồng hoặc vợ của người bị Tòa án tuyên bố mất tích đưa ra yêu cầu ly hôn thì Tòa án có trách nhiệm tiến hành giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Vậy điều kiện để đơn phương ly hôn thì bên đề nghị ly hôn phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh đối phương vi phạm chế độ một vợ một chồng (ví dụ có hình ảnh, video đối phương ngoại tình) hoặc căn cứ chứng minh đối phương có hành vi bạo lực gia đình khi hai người chung sống.
2. Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn
Quyền yêu cầu tòa án giải quyết đơn phương ly hôn dựa trên Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ hoặc người thân thích khác đều có quyền yêu cầu Tòa án xem xét và giải việc ly hôn trong trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng bị ảnh hưởng do bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không còn khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ hoặc chồng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của họ.
- Trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang chăm sóc con dưới 12 tháng tuổi, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương.
3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân được thực hiện theo mong muốn của một bên. Về pháp lý, Tòa án là cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn. Theo đó, mối quan hệ hôn nhân vợ chồng hoàn toàn kết thúc khi có bản án, quyết định hợp lệ từ Tòa án. Cụ thể như sau:
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương.
- Theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.
- Theo Khoản 1 Điều 39 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Xem thêm : Cung Bọ Cạp hợp với cung nào? Giải mã tất tần tật về Bọ Cạp khi yêu
Tóm lại:
- Khi chồng hoặc vợ đưa yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án nơi người đưa yêu cầu đang cư trú – làm việc sẽ có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết ly hôn.
- Trong trường hợp đương sự hoặc tài sản đang ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
4 Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương
Hiện nay, thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương được thực hiện theo trình tự gồm 5 bước như sau:
- Bước 1: Người mong muốn ly hôn chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đơn phương ly hôn lên Tòa án cấp quận, huyện nơi đương sự cư trú hoặc làm việc.
- Bước 3: Tòa án xem xét và thụ lý hồ sơ ly hôn trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đơn.
- Bước 4: Người nộp đơn ly hôn tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tư pháp theo quy định tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp quận/huyện. Sau đó nộp biên lai cho Tòa án.
- Bước 5: Cuối cùng, Tòa án sẽ tiến hành giai đoạn hòa giải giữa đôi bên.
5. Những trường hợp ly hôn đơn phương không tiến hành hòa giải được?
Thủ tục hòa giải sẽ không được tiến hành nếu như thuộc một trong những trường hợp sau:
- Bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan cố ý vắng mặt đến lần thứ 2 khi được Tòa án triệu tập.
- Đương sự có lý do chính đáng không thể tham gia hòa giải được.
- Đương sự (vợ hoặc chồng) bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các bên đương sự đề nghị tòa không hòa giải.
6. Những trường hợp nào không được đơn phương ly hôn?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có 3 trường hợp không được đơn phương ly hôn: Vợ đang có thai, vợ vừa mới sinh con,vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trường hợp vi phạm các quy định trên, việc ly hôn đơn phương sẽ bị tòa án tuyên bố vô hiệu và buộc hai bên tiếp tục cuộc sống chung.
7. Một số câu hỏi thường gặp về ly hôn đơn phương?
7.1. Làm đơn ly hôn đơn phương cần giấy xác nhận của UBND xã không?
Câu trả lời là không. Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi đương sự cư trú hoặc làm việc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân cấp quận huyện, do đó hồ sơ ly hôn được nộp trực tiếp lên Tòa án nên không cần thông qua giấy xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã.
7.2. Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng đi khỏi nơi cư trú phải làm như thế nào?
Xem thêm : Quy định về trợ cấp mai táng năm 2023 được thực hiện thế nào?
Tòa án nhân dân nơi đương sự cư trú hoặc làm việc là đơn vị có đủ thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn. Trong trường hợp vợ hoặc chồng rời khỏi nơi cư trú và không xác định được nơi ở hiện tại, đôi bên cần thực hiện thủ tục tuyên bố vợ/chồng mất tích theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
7.3. Ly hôn đơn thân có yếu tố nước ngoài là gì?
Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích rõ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Căn cứ theo quy định, ly hôn đơn thân có yếu tố nước ngoài là thủ tục ly hôn được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng, trong đó có ít nhất một chủ thể tham gia là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài.
Xem thêm: Thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật
Trên đây là tất cả những điều kiện ly hôn đơn phương mà vợ hoặc chồng cần đáp ứng nếu muốn đơn phương kết thúc cuộc hôn nhân. Việc hiểu rõ các điều kiện này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về hồ sơ, giấy tờ và các yếu tố khác để quá trình ly hôn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Mọi nhu cầu cần tư vấn ly hôn, bạn có thể liên hệ với công ty Apolat Legal để được hỗ trợ tận tình.
Thông tin liên hệ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp