Niêm yết là gì? Niêm yết trên sàn chứng khoán là gì?

1. Niêm yết là gì?

Theo trích dẫn trong Từ điển Luật: Niêm yết là dán ở nơi công cộng, ở chỗ đông người để mọi người đều biết.

Niêm yết là gì
Niêm yết là gì? (Ảnh minh họa)

Như vậy có thể hiểu, niêm yết là việc dán giấy thông báo chính thức, công khai cho mọi người biết về một vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó. Niêm yết cũng là việc công khai các văn bản nhằm truyền tải thông tin, vận động quần chúng hưởng ứng thi hành nội dung văn bản đó.

2. Công ty niêm yết là gì?

Công ty niêm yết được hiểu là một công ty công cộng, trong đó cổ phiếu của công ty được phép mua bán, giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán. Công ty niêm yết là hình thức phát triển của một công ty.

Công ty sau khi đã trở thành công ty niêm yết sẽ phải chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ những quy định pháp lý về thông tin và huy động vốn.

cong-ty-niem-yet-la-gi
Công ty niêm yết là gì? (Ảnh minh họa)

Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ có những lợi thế cạnh tranh bền vững:

– Công ty niêm yết hội đủ các yếu tố về tiềm lực tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức vận hành,… Nhờ đó tạo dựng được lòng tin vững chắc cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tin tưởng sẽ bỏ vốn vào góp phần giúp công ty phát triển.

– Tính thanh khoản của cổ phiếu công ty được tăng cao vì được giao dịch trực tiếp trên thị trường rộng lớn. Từ đó tạo điều kiện giúp công ty thu hút nhiều vốn từ nhà đầu tư bên ngoài hơn.

– Nếu công ty hoạt động ổn định, tiềm năng phát triển lâu dài thì sẽ có nguồn vốn dài hạn từ việc tăng trưởng giá cổ phiếu.

3. Thế nào là niêm yết trên sàn chứng khoán?

Niêm yết trên sàn chứng khoán là việc công ty tiến hành định danh các chứng khoán đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán. Theo đó, công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn do sở giao dịch đề ra về các yếu tố định tính và định lượng.

4. Làm thế nào để trở thành công ty niêm yết?

Sau khi làm rõ khái niệm niêm yết là gì, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để trở thành một công ty niêm yết? Khoản 1 Điều 15 Luật chứng khoán 2019 quy định các điều kiện để trở thành công ty niêm yết như sau:

– Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên.

– Hoạt động kinh doanh của công ty 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, không có lỗ cộng dồn tính đến năm đăng ký chào bán.

– Có phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu và được đại hội đồng cổ đông thông qua.

– Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết khi phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Nếu vốn điều lệ của tổ chức từ 1.000 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

– Tổ chức phát hành cổ phiếu không thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

– Phải có cam kết thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc chào bán.

– Công ty phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu từ đợt chào bán.

cong-ty-niem-yet-phai-dat-mot-so-dieu-kien-nhat-dinh

5. Quy trình đăng ký công ty niêm yết

Dựa vào từng hình thức phát hành, hồ sơ chuẩn bị cho việc đăng ký công ty niêm yết cũng sẽ khác nhau.

5.1. Hồ sơ khi đăng ký chào bán cổ phiếu

– Phiếu đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng

– Bản điều lệ của công ty phát hành

– Bản cáo bạch bắt buộc

– Quyết định thông qua của Đại hội đồng cổ đông phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.

5.2. Hồ sơ khi đăng ký chào bán trái phiếu

– Phiếu đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng

– Điều lệ quy định của tổ chức phát hành

– Bản cáo bạch

– Giấy cam kết bảo lãnh khi phát hành (nếu có)

– Cam kết của tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, quy định thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

– Quyết định thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty.

5.3. Hồ sơ khi đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ

– Phiếu đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng

– Bản cáo bạch điện tử

– Giấy cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)

– Hợp đồng giám sát giữa ngân hàng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

– Bản dự thảo điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán.

5.4. Thủ tục đăng ký trở thành công ty niêm yết

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công ty đăng ký niêm yết sẽ nộp toàn bộ hồ sơ về Sở giao dịch chứng khoán. Trong thời hạn 30 ngày, công ty sẽ nhận được kết quả được chấp thuận hay từ chối.Nếu kết quả bị từ chối, công ty sẽ nhận được văn bản giải thích lý do từ chối của Sở giao dịch chứng khoán.

thu-tuc-dang-ky-cong-ty-niem-yet-khong-qua-phuc-tap

Toàn bộ thủ tục đăng ký và quy trình niêm yết đều được hướng dẫn chi tiết tại Quy chế niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.

6. Sự khác nhau giữa công ty niêm yết và công ty đại chúng

Hai nội dung về niêm yết là gì và công ty niêm yết là gì đã được chia sẻ. Ngoài ra, bên cạnh công ty niêm yết vẫn còn một loại hình công ty đại chúng. Làm cách nào để phân biệt hai loại hình này?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật chứng khoán năm 2019 thì công ty đại chúng được định nghĩa như sau:

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc với ba loại hình như sau:

– Công ty đã có cổ phiếu được chào bán ra công chúng

– Công ty đã có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

– Cổ phiếu của một công ty được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không bao gồm nhà đầu tư chuyên nghiệp và có vốn điều lệ từ mười tỷ đồng trở lên.

Dưới đây là những điểm khác nhau giữa công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần niêm yết:

Hy vọng bài viết trên đã giúp người đọc hiểu được niêm yết là gì, cách đăng ký công ty niêm yết như thế nào. Bạn hãy nắm chắc những kiến thức này để có thể đánh giá và lựa chọn cổ phiếu hợp lý nhất. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.