Mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật là nguyên lý cốt lõi trong hệ thống tư tưởng của phép biện chứng duy vật. Nó được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan, phục vụ cho quá trình đánh giá sự tiếp diễn quy luật sống thường nhật. Dưới đây là bài phân tích về nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép duy vật biện chứng duy vật.
1. Tính chất của mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật:
Mối liên hệ phổ biến là thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ này chỉ toàn bộ các sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội. Bởi trong thực tế, trong quá trình vận động, phát triển của từng sự vật hiện tượng luôn tồn tại các mối liên hệ phổ biến, chúng không thể tồn tại một cách riêng lẻ. Mối liên hệ phổ biến gắn chặt với đời sống thực tiễn của các sự vật, sự việc và cả con người. Không phải đến tận bây giờ, con người mới phát hiện ra mối liên hệ phổ biến này, mà từ bao đời nay, mối liên hệ phổ biến đã được thế hệ đi trước nghiên cứu. Nó còn được xem là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới.
Bạn đang xem: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
Mối liên hệ phổ biến có những tính chất cụ thể sau đây:
Xem thêm : Thuốc nam, Thuốc bắc là gì? cách phân biệt và sử dụng
– Thứ nhất, về tính chất khách quan: Tính khách quan của phép biện chứng duy vật được thể hiện ở chỗ nó luôn thể hiện một cách rõ ràng, chắc chắn tính khách quan của các mối liên hệ, tác động trong thế giới. Mọi sự vật, sự việc trong thế giới vật chất đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự liên hệ đó có thể là hữu hình, cũng có thể là vô hình. Song, chúng luôn tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau. Hay nói cách khác, chúng có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau. Có thể thấy, sự liên hệ, ràng buộc này là bản chất vốn có, tồn tại trong mỗi sự vật, sự vật. Mặt khách quan của mối liên hệ này thể hiện ở chỗ, bản chất của các sự vật, sự việc trong đời sống xã hội đều hiện diện sự ràng buộc này, chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay nhận thức của con người. Đây chính là mặt khách quan rõ ràng nhất của mối liên hệ phổ biến.
+ Mối liên hệ phổ biến còn mang trong mình tính chất phổ biến: Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ bất kỳ sự vật, sự việc hay hiện tượng của đời sống xã hội nào đều có sự liên hệ, ràng buộc với nhau. Chúng không tồn tại riêng lẻ. Trong tự nhiên, đời sống thực tiễn xã hội, đều có rất nhiều mối liên hệ phổ biến. Chúng tồn tại đa dạng, giữa những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Thực tế, mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau, ràng buộc nhau diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng. Hay nói cách khác, mối liên hệ phổ biến diễn ra ở hầu hết các phương diện của sự vật, sự việc trong đời sống xã hội. Ví dụ, trong bản chất của từng sự vật, hiện tượng luôn có những hình thái hoạt động chứa đựng trong nhau. Một sự vật, sự việc bất kỳ, nó không bao giờ chỉ có sự tồn tại bề nổi bên ngoài, mà nó còn có chiều rộng, chiều sâu, sự lắng đọng, ý nghĩa sâu xa bên trong. Các phương diện này gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau, tạo nên một hình thái sự vật, sự việc, hiện tượng khách quan một cách toàn diện nhất. Cung và cầu là minh chứng cụ thể nhất cho nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật. Về nguyên tắc, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức chúng có sự ràng buộc, phụ thuộc nhất định với nhau. Theo quan điểm của Lênin, cùng thực tiễn áp dụng, ta có thể thấy, cầu tăng, cung tăng; cầu giảm, cung giảm. Nó là quy luật tất yếu trong sự vận động phát triển của đời sống xã hội. Nó cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tùy theo từng loại thị trường hàng hóa, tùy theo thời điểm thực hiện. Vì vậy, trong thực tế, khi nghiên cứu thị trường, các nhà đầu tư, kinh doanh không bao giờ chỉ nghiên cứu những đặc thù riêng của hoạt động cung hay cầu, mà họ luôn hướng tới việc phân tích những quy luật, nguyên tắc chung. Có như vậy, người ta mới thấy được bản chất của chúng, đưa ra những phương hướng hoạt động, kinh doanh sao cho phù hợp.
+ Mối liên hệ phổ biến còn mang tính đa dạng, phong phú: Thế giới vật chất khách quan luôn đa dạng và phong phú. Do đó, đối với mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau. Thậm chí, trong bản thân một sự vật hiện tượng bất kỳ có thể chứa đựng nhiều mối liên hệ khác nhau. Từng mối liên hệ sẽ nắm giữa những vị trí, vai trò nhất định trong sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng đó. Như vậy, mối liên hệ phổ biến không chỉ là sự liên hệ đơn phương ở một mặt, một khía cạnh, mà nó là sự liên kết chung về mọi mặt của đời sống xã hội. Ở từng sự vật hiện tượng sẽ có sự đa dạng về mối liên hệ khác nhau. Từng mối liên hệ sẽ nắm giữ những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
2. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Xem thêm : Sự phát triển thị giác của trẻ: Những điều cần biết
Mối liên hệ phổ biến là sự ràng buộc, liên hệ chặt chẽ với nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, hoặc trong chính bản thân sự vật hiện tượng đó. Nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật luôn khẳng định rằng sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Tức các sự vật, sự việc trong đời sống xã hội luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau, không thể tách rời. Không có sự vật, hiện tượng nào hoạt động, vận vận động một cách riêng lẻ cả. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là hình thức công nhận và khai thác sự vận động của quy luật này trong bản thân sự vật, hiện tượng của phép duy vật biện chứng: Ràng buộc, gắn bó, tác động qua lại và phụ thuộc vào nhau. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến muốn khẳng định, liên hệ là bản chất khách quan của sự vật hiện tượng. Thực tế, xã hội chỉ là hình thái hoạt động của giới tự nhiên. Sự xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển của xã hội một mặt, phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên. Song thực tế, các quy luật tự nhiên cũng có sự ràng buộc nhất định vào các mặt trong đời sống xã hội.
Thực tế, nếu không có mối liên hệ phổ biến tồn tại trong bản thân từng sự vật hiện tượng, cũng như thế giới khách quan rộng lớn này, thì thế giới duy vật biện chứng sẽ không thể vận động một cách hài hòa. Điều kỳ diệu nhất của thế giới tự nhiên, là các sự vật, hiện tương riêng rẽ nhau, nhưng lại có sự ràng buộc nhất định với nhau, tạo nên khuôn mẫu vận động rõ ràng, khách quan nhất. Nó tạo nên quy luật sống của thế giới con người. Mọi việc luôn biến đổi, song sự biến đổi đó luôn nằm trong khuôn khổ ràng buộc với các sự vật hiện tượng khác. Giá trị con người cũng phát triển từ những nền tảng, giá trị mang tính chất cốt lõi, căn bản này.
Như vậy, có thể thấy, nội dung chính của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên lý này khẳng định sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau của các sự vật, sự việc trong đời sống xã hội. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan này đều không tồn tại riêng lẻ mà chúng liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong bản thân của một sự vật, sự việc, hiện tượng bất kỳ cũng chứa đựng những sự ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau về hình thức cấu tạo, đặc điểm, tính chất. Những đặc tính bên trong bản thân thân sự vật hiện tượng tạo nên một sự vật hiện tượng hoàn chỉnh. Các sự vật, sự việc trong đời sống xã hội đều liên hệ với nhau để xây dựng, tạo lập nên hình thái xã hội, thế giới khách quan toàn vẹn và thống nhất nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp