Thời hạn thụ lý đơn khởi kiện là bao lâu?

Khởi kiện là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp một cách văn minh, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo tính công bằng, chính xác. Đối với mỗi vấn đề khác nhau thì thời gian thụ lý, giải quyết, xem xét đơn khởi kiện cũng là khác nhau. Vậy thời hạn thụ lý đơn khởi kiện được quy định như thế nào? Thời gian giải quyết một vụ kiện sẽ mất bao lâu? Bài viết hôm nay Luật sư X sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này qua bài viết “Thời hạn thụ lý đơn khởi kiện” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

Thụ lý đơn khởi kiện là gì?

Thụ lý là hoạt động của Toà án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực dân sự. Còn trong lĩnh vuc hình sự, thụ lý là hoạt động của Toà án tiếp nhận thụ lý vụ án khi Viện kiểm sát có quyết định truy tố bị can hoặc chuyển hồ sơ sang cho Toà án có thẩm quyền giải quyết. Trong dân sự thì thụ lý vụ án được coi là cơ sở đầu tiên để Toà án có thẩm quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự:

– Chủ thể có quyền khởi kiện: Nếu là cá nhân thì phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu là pháp nhân thì phải được thành lập và tổ chức theo quy định của pháp luật.

– Nội dung khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Toà án chỉ tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp trong phạm vi của mình. Do vậy, để đảm bảo đơn khởi kiện được thụ lý thì cần đảm bảo đơn khởi kiện đến đúng Toà án có thẩm quyền thụ lý đơn, thoả mãn điều kiện thẩm quyền theo vụ việc, theo cấp, theo lãnh thổ được quy định trong luật. Nội dung vụ án phải chưa được giải quyết bởi bất kì phán quyết nào của Toà án đã có hiệu lực thi hành trừ một số trường hợp ngoại lệ. Vụ việc phải đảm bảo là còn thời hiệu trong từng trường hợp.

Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự: Thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho Toà án phải giải quyết vụ án trong một khoảng thời gian nhất định mà luật quy định. Sau khi thụ lý vụ án thì thẩm phán phải triệu tâp các đương sự đến Toà án để tiến hành xác minh và hoà giải, đối với những phiên toà không đươc hoà giả thì thẩm phán phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ea xét xử tại phiên toà; Ngoài ra, thụ lý vụ án dân sự còn mang ý nghiac thiết thực đảm bảo việc bảo vệ kịp thời những quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể trong lĩnh vực dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân và gia đình, cũng như giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó Toà án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện cụ thể như sau:

“Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện…

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  3. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Thời hạn thụ lý đơn khởi kiện
Thời hạn thụ lý đơn khởi kiện

Thời hạn thụ lý đơn khởi kiện

Tại Điều 318 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn cụ thể như sau:

  1. Trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 195 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
  2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:
  • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Tên Tòa án ra quyết định;
  • Vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện quy định tại Điều 187 của Bộ luật này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán dự khuyết (nếu có);
  • Họ, tên Kiểm sát viên; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
  • Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
  • Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
  • Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.
  1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.

Như vậy, trong thời hạn tối đa 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, người khởi kiện sẽ nhận được thông báo từ phía Tòa án về việc sẽ tiến hành thụ lý vụ án (nếu không thuộc các trường hợp tại điểm a, c, d Khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nêu trên), sau đó người khởi kiện sẽ thực hiện nghĩa vụ tạm ứng án phí. Thời hạn đưa vụ án ra xét xử tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể, tuy nhiên không kéo dài quá 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện tại Tòa án các cấp

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự như sau:

Khởi kiện tranh chấp dân sự với cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cá nhân cư trú, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp tranh chấp được phát sinh theo hợp đồng thì nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án nơi thực hiện hợp đồng để khởi kiện.Khởi kiện tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài thì thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân cư trú, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Mời bạn xem thêm

  • Thời gian xử lý đơn khởi kiện là bao lâu?
  • Mẫu đơn khởi kiện bạo hành gia đình mới năm 2023
  • Chi phí khởi kiện đòi nợ hiện nay là bao nhiêu năm 2023?

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thời hạn thụ lý đơn khởi kiện“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về mẫu văn bản thừa kế đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp