Một vệ tinh nặng 32 kg cùng 2 vệ tinh nhỏ, mỗi vệ tinh có trọng lượng dưới 10 kg đã được phóng lên quỹ đạo tối thiểu 450 km so với mặt đất. Vệ tinh lớn nhất có tên gọi Mahda do Cơ quan Vũ trụ Iran phát triển, được phóng đi nhằm kiểm tra độ chính xác của tên lửa Simorgh trong việc phóng cùng lúc nhiều thiết bị. Trong khi đó, hai vệ tinh nhỏ hơn có nhiệm vụ kiểm tra kết nối băng thông hẹp và công nghệ định vị.
- Uống cam mật ong có tốt không? Cách làm cam mật ong đơn giản
- Mê tít với 1001 ý tưởng quà sinh nhật cho bé gái độc đáo, ấn tượng
- Chương trình mới: Học sinh nên làm gì để đạt điểm cao môn khoa học tự nhiên?
- Quy định mới nhất về điều kiện nhận con nuôi trên 18 tuổi (Cập nhật 2024)
- Bún mọc bao nhiêu calo? Ăn bún mọc nhiều có béo không?
Tháng 12/2023, Iran đã phóng vệ tinh Soraya lên quỹ đạo, sử dụng tên lửa do lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo phát triển.
Bạn đang xem: Iran lần đầu tiên phóng thành công đồng thời nhiều vệ tinh
Xem thêm : Khám phá màu sơn phong thủy hợp tuổi Ất Hợi 1995
Trước những quan ngại của các nước phương Tây rằng công nghệ phát triển thiết bị phóng của Iran có thể được sử dụng để phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa, ngày 27/1, Tehran tái khẳng định nước này có quyền hợp pháp về phát triển công nghệ vũ trụ vì mục đích hòa bình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhấn mạnh những tuyên bố can thiệp như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết tâm của Iran trong việc phát triển khoa học và công nghệ.
Trước đó, hôm 26/1, Pháp, Đức và Anh đã chỉ trích việc Iran sử dụng tên lửa đẩy Ghaem-100 (SLV) để phóng vệ tinh Soraya. Các nước này cảnh báo, SLV sử dụng công nghệ cần thiết cho sự phát triển của một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa, cũng có thể cho phép Tehran triển khai các vũ khí tầm xa hơn.
Xem thêm : Tìm hiểu về thành phần của đất trồng gồm những gì?
Tuần trước, vệ tinh Soraya do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Iran chế tạo đã được đưa vào quỹ đạo ở độ cao 750 km. Đây là lần phóng vệ tinh ở độ cao nhất từ trước đến nay của Iran.
Tên lửa đẩy Ghaem-100 do Cơ quan Hàng không Vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) chế tạo. Đây là phương tiện phóng vệ tinh với kết cấu 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn đầu tiên của Iran. Tehran từng gặp một số thất bại khi phóng vệ tinh trong quá khứ. Việc phóng thành công vệ tinh quân sự đầu tiên mang tên Nour-1 lên quỹ đạo vào tháng 4/2020 đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ Mỹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp