Không chỉ ở nông thôn mà ở thành thị nước vối cũng được nhiều người yêu thích. Nước vối có mặt ở khắp nơi, trong gia đình hay ở những quán trà vả hè. Nước vối từ lâu được coi là loại nước thông dụng và phổ biến vì tốt cho sức khỏe. Vậy nên uống nước vối vào lúc nào tốt cho sức khỏe? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
- 6+ cách trị thâm kim trên áo trắng lâu ngày hiệu quả nhất
- Tại sao người ta thường có thói quen đạp vỏ khi ăn trứng vịt lộn?
- Đổi gió với công thức nấu lẩu bao tử hầm tiêu xanh đậm đà thấm vị
- Những câu ca dao tục ngữ hay nhất về thầy cô ngày 20/11
- Quy định mới về thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
Nên uống nước vối vào lúc nào?
Bạn đang xem: Nên uống nước vối vào lúc nào?
Từ lâu người ta thường dùng lá và nụ tươi phơi khô để nấu nước uống và làm thuốc. Nước lá vối ủ có hương vị thơm ngon hơn. Hoa thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống (nước nụ vối). Vối vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát khuẩn, chỉ dương, kiện tỳ tiêu trệ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, giải nhiệt.
Ở nhiều miền quê Việt Nam, mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Xem thêm : Hướng dẫn chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản năm 2016
Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc phơi khô.
Nước vối từ lâu được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu. Mọi người thường sử dụng lá hay nụ vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.
Nước vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Xem thêm : Vì sao châu Á có số dân đông?
Tuy nhiên theo các chuyên gia, khi uống nước vối cần kiêng hai thời điểm là lúc đói và ngay sau bữa ăn. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… Vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.
Ngoài ra các thầy thuốc Đông y cũng khuyên bạn cần kiêng uống nước vối ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và cản trở việc hấp thu dưỡng chất.
Nước lá vối nên được uống trong ngày, không nên để qua đêm ở môi trường bên ngoài vì dễ bị ôi thiu, gây đau bụng.
Lá vối khô cần được bảo quản ở những nơi khôi thoáng, tránh ánh nắng, nên cho vào túi buộc chặt, không được tiếp xúc với không khí vì dễ bị ẩm mốc.
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Nên uống nước vối vào lúc nào?”. Hãy uống nước vối đúng cách để mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp