Nước rửa chén sinh học là gì? Ưu, nhược điểm ra sao và có gì khác với nước rửa chén thông thường?

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nước rửa chén sinh học là gì, ưu và nhược điểm của nước rửa chén sinh học ra sao các bạn nhé!

1. Nước rửa chén sinh học là gì?

Nước rửa chén sinh học có thể hiểu là loại nước rửa chén được sản xuất từ các thành phần hoàn toàn tự nhiên như cam, chanh, bưởi,… Tất cả các nguyên liệu nêu trên phải được kiểm tra và đạt được những chứng chỉ hữu cơ để có thể ban hành trên thị trường.

Tên gọi nước rửa chén sinh học cũng để phân biệt với loại nước rửa chén thông thường – vốn được chế tạo với thành phần chủ yếu là chất hoá học. Tuy không được chế xuất từ hóa chất, nước rửa chén sinh học vẫn có khả năng làm sạch đáng kinh ngạc nên được nhiều người dùng ưa chuộng.

nước rửa chén sinh học - hình 1

2. Nước rửa chén sinh học gồm những thành phần nào?

Nước rửa chén sinh học được sản xuất 100% từ các chất hữu cơ có trong thiên nhiên. Do đó, các sản phẩm nước rửa chén sinh học vô cùng an toàn và thân thiện với môi trường.

Tùy vào nơi sản xuất, hãng sản xuất mà họ có thể tạo ra những loại nước rửa chén có thành phần khác nhau, chẳng hạn như:

  • Nước rửa chén sinh học có chiết xuất từ bồ hòn, bồ kết.
  • Dùng vỏ của các loại trái cây như bưởi, thơm (dứa), cam, chanh,….
  • Dùng rau củ quả tự nhiên, chiết suất các loại hoa.
  • Dùng các phụ gia, phụ liệu an toàn để làm nước rửa chén sinh học như dầu dừa, baking soda, glycerin,…
  • Dùng tinh dầu tự nhiên các loại.

Một số thành phần khác dùng để chế tạo nước rửa chén sinh học có thể là nước tinh khiết, Coco Glucoside, Benzyl Alcohol tự nhiên, Citric Acid,… Đây điều là những chất an toàn và đều được kiểm định chặt chẽ.

Đó là lý do trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước rửa chén sinh học khác nhau với nhiều mẫu mã, giá thành khác nhau.

nước rửa chén sinh học - hình 2

3. Ưu, nhược điểm của nước rửa chén sinh học

3.1. Ưu điểm

So với dòng hóa học, nước rửa chén sinh học có nhiều ưu điểm chẳng hạn như:

  • An toàn cho sức khỏe: Điểm đầu tiên phải nhắc đến là nước rửa chén sinh học không chứa các chất độc hại nên rất an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.
  • Không hại da tay: Nước rửa chén sinh học phù hợp với người có da tay nhạy cảm, dị ứng với các chất tẩy rửa. Nó không làm khô, bong tróc da tay như các loại nước rửa chén hóa học thông thường khác.
  • Không gây ô nhiễm môi trường: Nước rửa chén sinh học không bao gồm chất hóa học nên chât thải tạo ra cũng hoàn toàn vô hại, không ảnh hưởng tới nguồn nước, môi trường cũng như loài vật xung quanh.
  • Hương thơm dễ chịu: Nước rửa chén sinh học có mùi thơm tự nhiên thơm lâu, khá dễ chịu vì thành phần hoàn toàn tự nhiên.

Ngoài ra, loại nước rửa chén sinh học này cũng có khả năng làm sạch rất tốt, có thể đánh bay những vết dầu mỡ cứng đầu không thua kém những loại nước rửa chén hóa học thông thường.

nước rửa chén sinh học - hình 3

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, nước rửa chén sinh học cũng có những nhược điểm như sau:

  • Tạo ít bọt: Nước rửa chén sinh học thường có kết cấu loãng và tạo ít bọt. Do đó, người dùng phải sử dụng một lượng lớn (thường sẽ nhiều hơn nước rửa chén hóa học) trong một lần dùng để có thể làm sạch mọi chén đĩa.
  • Khó bảo quản: Đối với các loại nước rửa chén sinh học tự chế sẽ không để được lâu, thời gian tối đa thường là 7 – 15 ngày và rất khó để bảo quản.

nước rửa chén sinh học - hình 4

4. Quy trình sản xuất nước rửa chén sinh học

Để tạo hoặc sản xuất nước rửa chén sinh học cũng khá đơn giản, bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị. Tùy vào từng công thức làm nước rửa chén sinh học mà bạn có thể chuẩn bị các nguyên liệu cho phù hợp như chanh, muối, vỏ bưởi, cám gạo…
  • Bước 2: Vệ sinh. Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị để loại bỏ cặn bã, bụi bẩn.
  • Bước 3: Chế biến. Xay nhuyễn các nguyên liệu hoặc trộn, đun sôi… (tùy theo từng công thức) để chế tạo nước rửa chén sinh học.
  • Bước 4: Bảo quản: Bảo quản nước rửa chén sinh học ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời hoặc để trong tủ lạnh (nếu chưa dùng và muốn để lâu hơn).

nước rửa chén sinh học - hình 5

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết được nước rửa chén sinh học là gì, ưu và nhược điểm của nước rửa chén sinh học ra sao rồi nhé!

Xem thêm:

  • Nước ion kiềm là gì? Đừng bỏ qua những lợi ích cực kỳ tuyệt vời của nó
  • Giải mã “siêu phẩm dinh dưỡng”: Nấm mối là gì, có công dụng gì mà ai cũng lùng sục tìm mua?