Biến thái hoàn toàn
Biến thái hoàn toàn có tên tiếng Anh là Holometabolous, với khoảng 88% loài côn trùng trên thế giới trải qua loại biến thái này. Có tất cả 4 giai đoạn vòng đời bao gồm: trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành.
Những con vật có kiểu biến thái này sẽ có đặc điểm khác hoàn toàn khi chúng trưởng thành. Chúng được chui ra từ trứng sau nhiều lần lột xác và phát triển để tiến hóa thành nhộng.
Bạn đang xem: Biến thái không hoàn toàn ở côn trùng
Khi ở giai đoạn nhộng, chúng sẽ dành hầu hết thời gian để nghỉ ngơi và chờ các mô ấu trùng cùng các cơ quan phân hủy hoàn toàn. Khi thành công tổ chức lại các con trưởng thành chúng sẽ thực hiện lần lột xác lần cuối cùng để trở thành một con trưởng thành với đầy đủ chức năng.
Quá trình biến thái hoàn toàn của sinh vật
Xem thêm : Truyện nàng tiên ốc và bài học ý nghĩa đi kèm
Khi ở giai đoạn trưởng thành, các loài côn trùng sẽ hoạt động mạnh mẽ để kiếm ăn ngoài ra chúng còn giao phối để sinh sản và duy trì nòi giống.
Có thể nói trên thực tế côn trùng biến thái nhằm thích nghi cũng như duy trì nòi giống của loài. Tại những giai đoạn phát triển của loài biến thái hoàn toàn phù hợp với điều kiện môi trường sống khác nhau.
Số lượng loài biến thái hoàn toàn lên đến 88%. Một số loài tiêu biểu phải kể đến đó là: bướm, ruồi, kiến, muỗi, ong,..
Biến thái không hoàn toàn
Loài biến thái không hoàn toàn phải trải qua ba giai đoạn bao gồm: Trứng, ấu trùng và trưởng thành. Kiểu biến thái không hoàn toàn còn có tên gọi khác là biến thái không đầy đủ.
Xem thêm : 4 cách tăng vòng 1 bằng trứng gà hiệu quả không ngờ sau 1 tháng
Đầu tiên, trứng sẽ phát triển để trở thành ấu trùng, tách ra khỏi trứng. Tại kiểu biến thái này, ấu trùng sẽ phải trải qua nhiều lần lột xác để có kích thước lớn hơn và trưởng thành. Đối với những loài có cánh, ấu trùng sẽ phát triển mọc cánh thông qua những lần lột xác kia.
Ấu trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn có đặc điểm gần giống với con trưởng thành do chúng sống ở môi trường, ăn nguồn thức ăn và có những hành vi tương tự như ở giai đoạn trưởng thành chỉ khác về kích thước và một số chức năng hoàn thiện bên trong cơ thể.
Khi chức năng cơ thể dần được hoàn thiện cùng kích thước đủ lớn, chúng chính thức trở thành loài trưởng thành.
Một số loài côn trùng biến thái không hoàn toàn tiêu biểu phải kể đến là: Gián, mối, châu chấu, bọ ngựa,..
Bên cạnh hai kiểu biến thái trên còn có một biểu biến thái ít hoặc không biến thái, tuy nhiên loại này lại không phổ biến, chúng chỉ xuất hiện ở các loài côn trùng trùng cổ. Kiểu biến thái này được định nghĩa là những con non chính là phiên bản tí hon của con trưởng thành ngay từ khi nó được chui ra từ trứng. Theo thời gian, con non đó sẽ lớn lên cho đến khi đạt được kích thước như con trưởng thành. Một số loài tiêu biểu cho kiểu biến thái này là bọ bạc và bọ đuôi bật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp