Làn da của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm, mỏng và non nớt. Do đó, khi chăm sóc trẻ, đặc biệt là khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên chú ý kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh phù hợp, tránh để nước quá nóng hay quá lạnh gây tổn thương da và sức khỏe của trẻ.
- Lục giác đều có bao nhiêu trục đối xứng
- Thế nào là nhận hối lộ? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố?
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới (Kỳ 1)
- Mục tiêu chương trình đào tạo
- Ăn khoai lang bổ sung tinh bột thay cơm có được không
Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh có quan trọng không?
Có. Nhiệt độ nước tắm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện và chúng cũng chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt của mình theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Lúc này, lớp da của trẻ vừa đóng vai trò bảo vệ cơ thể vừa giúp cơ thể trao đổi nhiệt. Do vậy, bố mẹ cần chú ý kiểm tra nhiệt độ nước tắm cẩn thận trước khi tắm cho trẻ.
Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu đủ?
Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt, thường mỏng hơn da của người trưởng thành khoảng 20 – 30%. Do vậy, nước tắm cho trẻ sơ sinh cần được điều chỉnh ở mức độ phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên tắm cho trẻ với nước ấm có nhiệt độ khoảng từ 36 – 37 độ C. Với nhiệt độ này, bố mẹ có thể giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về việc tắm, giúp trẻ thư giãn và dễ chịu hơn. Hơn nữa, tắm nước ấm tạo cho trẻ cảm giác bồng bềnh như khi còn trong bụng mẹ, giúp trẻ trở nên bình tĩnh, không quấy khóc gây khó khăn cho bố mẹ khi đang tắm.
Ngoài ra, khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên chú ý đến nhiệt độ và độ thông thoáng của không gian tắm. Trẻ sơ sinh nên được tắm trong phòng kín gió. Khi thời tiết khô lạnh, mẹ có thể dùng thêm máy sưởi hay máy điều hòa không khí để tăng nhiệt độ phòng, giúp phòng tắm trở nên ấm áp, thoải mái hơn. Vào mùa hè, thời tiết nóng, mẹ có thể bật quạt hay dùng điều hòa để làm mát không gian nhưng lưu ý nhiệt độ phòng nên ở khoảng 29-30 độ C.
Cách pha nước tắm cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, nhiệt độ nước tắm phù hợp, bố mẹ có thể tham khảo cách pha nước tắm dưới đây:
- Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ nước tắm và các dụng cụ tắm cho trẻ trước khi đưa trẻ đi tắm.
- Cho nước tắm của trẻ vào chậu tắm sẵn. Mẹ nên để nước lạnh vào trước, sau đó cho nước nóng vào từ từ cho đến khi nước tắm đạt độ ấm phù hợp.
- Dùng nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ nước tắm cho trẻ.
- Tuyệt đối không đổ thêm nước nóng hoặc nước lạnh vào thau nước đang tắm cho trẻ vì điều này nó thể khiến trẻ bị sốc nhiệt.
Có nên tắm nước quá nóng cho trẻ sơ sinh
Không. Các chuyên gia cho biết, tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước quá nóng sẽ khiến cấu trúc da bị vỡ. Trẻ sơ sinh sẽ khô da và nguy hiểm hơn là khiến trẻ bị phỏng. Do vậy, bố mẹ không nên tắm nước quá nóng cho trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước quá lạnh. Tắm cho trẻ bằng nước lạnh có thể khiến trẻ nhiễm lạnh, từ đó, mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi,…
Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh quá trình tắm
Cơ chế sinh nhiệt và mất nhiệt của trẻ sơ sinh diễn ra rất nhanh. Hơn nữa, nhiệt độ nước tắm có thể nhanh chóng nguội dần theo thời gian. Do đó, bố mẹ cần có cách giữ ấm cho trẻ trước, trong và sau khi tắm phù hợp. Dưới đây là một số mẹo giúp giữ ấm cho trẻ tốt hơn mà bố mẹ có thể tham khảo.
1. Trước khi tắm
Trước khi đưa trẻ đi tắm, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết và không gian tắm cho trẻ:
- Khăn tắm, khăn lau mặt, quần áo, tã bỉm, bao tay, tất,… để dùng cho trẻ sau khi tắm xong cần được để gọn gàng trên giường nhằm tiết kiệm thời gian và giúp bố mẹ thuận tiện hơn khi thay, mặc cho trẻ.
- Tạo không gian tắm kín gió, thông thoáng và rộng rãi.
- Pha sẵn nước tắm cho trẻ vào thau và dùng nhiệt kế để kiểm tra lại nhiệt độ nước tắm cho trẻ. Lượng nước tắm cho trẻ không nên để quá nhiều. Mẹ nên chuẩn bị sẵn hai thau nước ấm cho trẻ (một thau nước dùng để tắm và một thau nước dùng để tráng lại cho trẻ).
2. Trong khi tắm
Khi đưa trẻ vào tắm, mẹ nên kiểm tra lại nhiệt độ nước tắm thêm một lần nữa để chắc chắn nhiệt độ nước nằm trong khoảng an toàn cho trẻ. Sau khi cởi quần áo cho trẻ, mẹ nên tắm cho trẻ theo thứ tự sau: lau mặt cho trẻ sạch sẽ (theo hướng từ khóe mắt vòng ra vành tai), gội đầu, tắm khu vực cổ, hõm nách, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi, mông và bàn chân. Cuối cùng, mẹ dùng khăn mềm hoặc bông gạc vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn của trẻ.
Lưu ý:
- Đối với những bộ phận chưa tới lượt tắm hay vừa tắm xong, mẹ nên dùng khăn sạch quấn lại để tránh trẻ nhiễm lạnh.
- Khi tắm, mẹ nên lau khô và vệ sinh rốn cho bé sơ sinh nhằm hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng vùng rốn.
- Nếu mẹ muốn gội đầu cho trẻ, gội đầu sẽ là bước đầu tiên của quá trình tắm. Tuy nhiên mẹ lưu ý, cần được lau khô cẩn thận sau khi gội đầu, tránh nhiễm lạnh.
- Quá trình tắm cho trẻ sơ sinh chỉ nên diễn ra trong khoảng 5 – 10 phút và phải kết thúc trước khi nước tắm bị nguội.
- Trẻ không được khỏe nên tắm nhanh hoặc chỉ cần dùng khăn sạch thấm nước ấm lau người và vệ sinh cho trẻ.
3. Sau khi tắm
Sau khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên dùng một khăn bông mềm, khô, có độ thấm hút tốt để quấn trẻ. Loại khăn có mũ trùm đầu sẽ mang lại hiệu quả giữ ấm tốt hơn, giúp giữ ấm luôn cả phần đầu của trẻ.
Khi bế trẻ ra giường để mặc quần áo, hãy đảm bảo rằng nhiệt độ phòng đang ở mức phù hợp và thoải mái nhất, không khiến trẻ thấy quá nóng hay quá lạnh. Mẹ nên dùng khăn mềm lau khô người trẻ, nhất là ở các khu vực có nếp lằn rồi mới mặc quần áo cho trẻ.
Vào mùa hè, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thông thoáng và có khả năng thấm hút tốt. Vào mùa đông, mẹ chú ý giữ ấm cho trẻ cả phần đầu, cổ, bàn tay và bàn chân. Đồng thời, mẹ nên tránh cho trẻ mặc quá nhiều lớp áo hay đắp quá nhiều chăn cho trẻ vì điều này có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi và thấm ngược mồ hôi vào trong cơ thể hay khiến trẻ bị ngợp.
Bên cạnh đó, khăn tắm sau khi lau người cho trẻ nên được giặt sạch và phơi khô ở khu vực thông thoáng để chuẩn bị cho lần sử dụng tiếp theo.
>>>Xem clip Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, đúng cách:
Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
Xem thêm : 10 cách trị ho bằng mật ong tại nhà đơn giản, an toàn bạn nên biết
Ngoài ra, khi tắm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên chú ý các lưu ý dưới đây:
1. Lần đầu tiên tắm cho bé
Trẻ sơ sinh khi mới chào đời, bề mặt da của trẻ sẽ được phủ một lớp sáp tự nhiên (Vernix caseosa) – còn gọi là chất gây. Lớp sáp này đóng vai trò như một lớp màn bảo vệ da trẻ khỏi các tác động của môi trường mới bên ngoài bụng mẹ. Do đó, lần tắm đầu tiên của trẻ sơ sinh nên trì hoãn lại 24 giờ sau sinh hoặc ít nhất 6 giờ sau khi trẻ chào đời – theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong khoảng thời gian trước khi đưa trẻ đi tắm, thông thường điều dưỡng sẽ dùng khăn mềm lau sạch cơ thể trẻ để thực hiện phương pháp da kề da với mẹ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, tăng gắn kết giữa mẹ và bé. Đồng thời, mẹ sẽ cho trẻ bú cữ sữa đầu tiên, cho trẻ ngủ và nghỉ ngơi sau hành trình chuyển dạ.
>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ?
2. Tần suất tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Tuy nhiên, tắm quá nhiều sẽ khiến da trẻ bị khô, do đó, mẹ chỉ nên tắm cho trẻ 2 – 3 lần/tuần hoặc tắm khi dơ. Lưu ý, mẹ vẫn nên thường xuyên lau sạch vùng cổ, mặt, nách, bẹn, vùng kín và các khu vực có vết lằn để đảm bảo vệ sinh cho trẻ. (1)
3. Chăm sóc và bảo vệ làn da bé khi tắm
Ngoài việc giữ ấm cho trẻ sau sinh, bố mẹ nên dưỡng ẩm thêm cho da trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số sản phẩm dưỡng da, cấp ẩm an toàn cho trẻ sơ sinh, nhất là khi da trẻ bị khô, dị ứng, bị chàm hay mẩn đỏ. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý thực hiện các mẹo dân gian để chăm sóc da trẻ bởi điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
4. Giữ an toàn cho bé khi tắm
Khi tắm cho trẻ, bố mẹ lưu ý, trong bất kỳ trường hợp hay lý do nào, bố mẹ cũng tuyệt đối không để trẻ sơ sinh một mình trong phòng tắm, bồn tắm. Đồng thời, mực nước và nhiệt độ nước trong phòng tắm cần được kiểm tra thường xuyên, cân chỉnh phù hợp để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã biết pha nước và cân chỉnh nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách. Tắm mang đến nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh và đây cũng là khoảng thời gian gia tăng tình cảm giữa bố mẹ và em bé. Do đó, hãy trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng trước khi tắm cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho trẻ nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp