Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau gây buồn ngủ

Tác dụng chính của thuốc giảm đau có chứa codein là gây hưng phấn, giảm đau, giảm ho nhưng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn của codein tương tự như các opioid khác kể đến là làm cho người bệnh buồn ngủ, ngoài ra còn gây táo bón, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chóng mặt, mất phương hướng mặc dù hiếm gặp và nhẹ hơn nhóm opioid. Đặc biệt có trường hợp bị co thắt phế quản, dị ứng hoặc suy hô hấp đã được báo cáo. Codein còn gây nghiện, hội chứng cai thuốc không phân biệt trên trẻ sơ sinh hay phụ nữ mang thai. Tránh sử dụng codein cùng với rượu bia, đồ uống có cồn vì có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc.

Ngoài ra, không lạm dụng efferalgan codein giảm đau. Viên nén sủi bọt efferalgan codein gồm hai hoạt chất paracetamol và codein. Phối hợp paracetamol hạ sốt, giảm đau và codein giảm đau trung ương sẽ cho tác dụng hiệp lực giảm đau mạnh hơn rất nhiều và thời gian tác dụng cũng kéo dài hơn thành phần đơn lẻ. Vì thế, các trường hợp đau vừa, đau nặng hay không đáp ứng với thuốc giảm đau ngoại biên khác thì có thể dùng viên phối hợp efferalgan codein để giảm đau hiệu quả hơn.

Đối với thành phần quá mẫn với paracetamol, codein, những người suy giảm chức năng gan, thận, suy hô hấp không được dùng thuốc này. Hoạt chất codein trong viên thuốc efferalgan codein có thể gây cảm giác buồn ngủ hoặc gây ngủ li bì nên thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc làm những công việc đòi hỏi có sự tỉnh táo và độ chính xác cao.

Gặp triệu chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, xanh xao, đau bụng là do quá liều paracetamol còn khi bị quá liều codein thì bị tím tái, thở chậm do thuốc ức chế trung khu hô hấp, phát ban, nôn ói, ngứa, mất điều hòa, phù phổi cấp và buồn ngủ xảy ra ở người lớn. Khi quá liều codein sẽ giảm tần số hô hấp, các cơn ngừng thở, dấu hiệu phóng thích histamin, phù mặt, ban ngứa, trụy mạch, co đồng tử, co giật, bí tiểu ở trẻ em. Như vậy, nếu xảy ra các dấu hiệu ngộ độc như trên cần đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời để tránh những rủi ro không mong muốn.