Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực hình sự.
Làm rõ 4 khái niệm
NGUYÊN NHÂN là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến đổi nhất định.
Bạn đang xem: Phân biệt: nguyên nhân – nguyên cớ – kết quả – điều kiện
KẾT QUẢ là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Ví dụ: Sự tác động của dòng điện với dây dẫn là nguyên nhân làm cho bóng đèn sáng lên. Bóng đèn sáng lên là kết quả của sự tác động đó.
Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cớ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
NGUYÊN CỚ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
Nguyên nhân là do mối liên hệ bản chất bên trong sự vật quyết định, còn nguyên cớ được quyết định bởi mối liên hệ bên ngoài có tính chất giả tạo.
Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.
ĐIỀU KIỆN là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc và nguyên nhân nhưng có tác động đối với việc sinh ra kết quả.
Xem thêm : Kim loại tác dụng với H2SO4 loãng
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
Ví dụ: điều kiện môi trường, nhiệt độ, chất xúc tác…
Xem thêm : Kim loại tác dụng với H2SO4 loãng
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
Nguyên nhân là cái gây ra kết quả, còn điều kiện tự nó không gây ra kết quả, nhưng nó đi liền giúp cho nguyên nhân gây ra kết quả.
Ví dụ: Vận động bên trong hạt thóc là nguyên nhân tạo thành cây lúa, nhưng hạt thóc muốn trở thành cây lúa phải có điều kiện độ ẩm, ánh sáng v.v. thích hợp
Ứng dụng 4 khái niệm này để phân tích tình huống
Ở đây Thiền Việt Nam sẽ phân tích một tình huống, trong đó chỉ ra nội dung của 4 khái niệm nguyên nhân – kết quả – nguyên cớ – điều kiện theo quan điểm của Thiền Việt Nam.
Có một cậu bé tên là Bảo, anh ta luôn tự ti về bản thân và dễ bị ảnh hưởng bởi những lời chửi rủa và sỉ nhục từ những người xung quanh. Một ngày, khi đang đi đến trường, Bảo bị một nhóm bạn cùng lớp la ó và chửi bới vì một lý do nhỏ.
Ban đầu, Bảo cố gắng giả vờ như không nghe thấy và tiếp tục bước đi. Tuy nhiên, những lời lẽ xúc phạm đó đã dần xuyên thấu vào tâm hồn anh ta, khiến cho cậu bé trở nên nặng nề và đầy tức giận.
Sau đó, Bảo cảm thấy rất tức giận và không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Anh ta quay lại và bắt đầu chửi lại nhóm bạn đó, đôi lúc còn đánh đập bản thân mình để thể hiện sự tức giận.
Xem thêm : Mức phạt ôtô, xe máy chạy quá tốc độ mới nhất năm 2024
Theo câu chuyện và tình huống này, thì 4 khái niệm cụ thể là:
Nguyên nhân: lựa chọn tức giận và đánh đập bản thân
(Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra việc hành hạ bản thân, nhưng thường mọi người sẽ thấy nguyên cớ mới thực sự là nguyên nhân. Nếu nguyên cớ được đề cập bên dưới là nguyên nhân thì nguyên cớ phải trực tiếp và mang tính quyết định trong việc kết quả diễn ra, nhưng không phải như vậy)
Kết quả: tức giận và đánh đập bản thân
(Đây chính là kết quả của việc hành hạ bản thân mình thông qua thân thể và tinh thần)
Nguyên cớ: nhóm bạn cùng lớp la ó và chửi bới
(Đây là sự kiện xuất hiện trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả, cũng giống như một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Việc một nhóm bạn cùng lớp la ó và chửi bới chỉ là nguyên cớ để Bảo hành hạ bản thân mình)
Điều kiện: tự ti về bản thân
(Cũng như vận động bên trong hạt thóc là nguyên nhân tạo thành cây lúa, nhưng hạt thóc muốn trở thành cây lúa phải có điều kiện độ ẩm, ánh sáng v.v. thích hợp. Việc Bảo lựa chọn hành hạ bản thân là nguyên nhân dẫn đến hành động hành hạ bản thân, nhưng việc diễn ra hành động này thì trong Bảo đã có những điều kiện về sự tự ti và những niềm tin giới hạn về bản thân)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp