Thứ nhất là về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL, phải đảm bảo cả thẩm quyền về hình thức và nội dung.
Về thẩm quyền hình thức, tức là chủ thể ban hành văn bản QPPL được ban hành những hình thức văn bản nào. Theo quy định của pháp luật thì mỗi chủ thể ban hành văn bản chỉ có thẩm quyền ban hành một hoặc một số hình thức văn bản nhất định và phải lựa chọn hình thức phù hợp với nội dung của văn bản. Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 quy định hình thức văn bản QPPL của HĐND là Nghị quyết, của UBND là Quyết định, Chỉ thị. Như vậy, HĐND, UBND khi có nhu cầu ban hành văn bản QPPL chỉ được phép ban hành dưới các hình thức văn bản nói trên, nếu ban hành dưới hình thức khác có nghĩa là ban hành văn bản trái pháp luật. Đối với văn bản của UBND còn phải căn cứ vào nội dung văn bản để lựa chọn ban hành quyết định hay chỉ thị, nếu văn bản ban hành để đưa ra các chủ trương, chính sách, biện pháp thì phải được ban hành bằng hình thức quyết định và để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động thì được ban hành dưới hình thức chỉ thị.
Bạn đang xem: Cổng TTĐT Sở Tư Pháp Hà Tĩnh
Về thẩm quyền nội dung. Các cơ quan nhà nước được nhà nước trao quyền lực pháp lý làm phương tiện thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Quyền lực pháp lý được thể hiện thông qua nhiều hoạt động trong đó có hoạt động ban hành văn bản QPPL. Thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước là tổng thể các chức năng và quyền hạn mà nhà nước trao cho cơ quan đó. Thẩm quyền này được pháp luật quy định phụ thuộc vào cơ cấu quyền lực nhà nước và khả năng thực tế của từng cơ quan.
Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL về mặt nội dung của một chủ thể là phạm vi quyền lực pháp lý được pháp luật quy định cho chủ thể đó để giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, quyền hạn của mình bằng cách ban hành văn bản QPPL. Như đã phân tích ở trên thì thẩm quyền ban hành văn bản QPPL về mặt nội dung của một chủ thể cũng sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền lực nhà nước và khả năng thực tế của từng chủ thể. Do đó, chỉ có các chủ thể theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới được ban hành văn bản QPPL dưới các hình thức tương ứng với thẩm quyền ban hành. Nếu văn bản có hình thức và nội dung như văn bản QPPL được ban hành bởi một chủ thể mà pháp luật không quy định thẩm quyền ban hành thì văn bản đó không phải là văn bản QPPL và không có giá trị pháp lý. Ở địa phương, theo quy định thì chỉ có HĐND, UBND mới có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL; các ban của HĐND, các cơ quan chuyên môn của UBND và các cơ quan, tổ chức khác không có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL.
Xem thêm : Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h
Phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ thể quyết định thẩm quyền ban hành văn bản QPPL về mặt nội dung thể hiện HĐND, UBND chỉ có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL trong giới hạn cho phép nhằm đảm bảo thực thi pháp luật ở địa phương, không được ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền. Ví dụ, điểm a khoản 8 điều 25 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định HĐND tỉnh có thẩm quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương, thì chỉ có HĐND tỉnh mới có thẩm quyền này, nếu UBND tỉnh hoặc HĐND cấp huyện quy định vấn đề này là vượt quá thẩm quyền và không đảm bảo tính hợp pháp của văn bản QPPL.
Thứ hai là về nội dung văn bản QPPL. Tính hợp pháp của nội dung văn bản QPPL thể hiện ở sự phù hợp của nội dung văn bản đó với nội dung văn bản QPPL hiện hành có giá trị pháp lý cao hơn. Văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp dưới phải phù hợp với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp trên, với văn bản QPPL của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ở trung ương (bao gồm: Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội,…). Ngoài ra, văn bản QPPL của UBND còn phải phù hợp với văn bản QPPL của HĐND cùng cấp. Tuy nhiên, các văn bản QPPL có giá trị pháp lý cao hơn phải là văn bản quy định trực tiếp thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản đó hoặc quy định các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung và phải đang có hiệu lực hoặc sắp có hiệu lực tại thời điểm văn bản QPPL của HĐND, UBND được ban hành.
Thứ ba là văn bản QPPL của HĐND, UBND phải đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay thì đây là nhiệm vụ quan trọng đã được xác định rõ trong Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị đó là “Phát huy cao độ nội lực, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế …”.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật trong nước đã được xử lý trong nhiều văn bản QPPL với nguyên tắc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và gia nhập có giá trị ưu tiên áp dụng trong trường hợp văn bản trong nước có quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Bên cạnh đó, các cam kết của Việt Nam cũng thường quy định rõ nguyên tắc này, ví dụ như cam kết của Việt nam với WTO đã khẳng định “Chính phủ Việt Nam bảo đảm rằng các luật, các quy định và các biện pháp khác, bao gồm cả các quy định của chính quyền địa phương, phải tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định WTO”.
Xem thêm : Thử làm mặt nạ tỏi làm sáng da hiệu quả
Việc thực hiện các cam kết quốc tế có thể được thực hiện bằng nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam hoặc áp dụng trực tiếp. Việc nội luật hóa bắt buộc các quy định tại các văn bản QPPL phải có sự tương thích với các cam kết quốc tế, nếu có mâu thuẫn giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế thì pháp luật quốc tế được ưu tiên áp dụng. Luật Điều ước quốc tế 2005 cũng quy định việc ban hành văn bản QPPL trong nước phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn đề. Nguyên tắc này không loại trừ đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND.
Thứ tư là văn bản QPPL của HĐND, UBND phải tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL.Đây cũng là một yêu cầu thể hiện tính hợp pháp của văn bản. Việc ban hành văn bản QPPL theo đúng trình tự, thủ tục nhằm đảm bảo sử dụng chặt chẽ, thống nhất quyền hạn pháp lý của các chủ thể có thẩm quyền, tránh lạm quyền. Khoản 2 điều 1 của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 quy định “Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND thì không phải là văn bản QPPL”. Để đánh giá văn bản QPPL có được ban hành đúng trình tự, thủ tục hay không thì phải xem quá trình ban hành văn bản đó có thực hiện đầy đủ và theo đúng trình tự các hoạt động theo luật định hay không. Việc tuân thủ các thủ tục ban hành văn bản QPPL vừa tạo thuận lợi cho hoạt động ban hành và đảm bảo cho chất lượng của văn bản QPPL.
Theo quy định của luật thì trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND thường bao gồm các bước sau: Lập chương trình xây dựng văn bản QPPL; Soạn thảo văn bản; Lấy ý kiến về dự thảo văn bản; Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản; Thông qua văn bản và công bố văn bản. Tùy thuộc vào cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL thì các bước nói trên có thể lược bớt một số bước, ví dụ văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành thì không phải thẩm tra./.
Như Quỳnh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp