Phí bảo hiểm đóng thêm dự kiến là gì? [2024]

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video phí bảo hiểm đóng thêm là gì

Phí bảo hiểm đóng thêm dự kiến là gì?

1. Phí bảo hiểm là gì?

Phí bảo hiểm là khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho công ty bảo hiểm để duy trì hiệu lực hợp đồng và các sản phẩm bổ trợ (nếu có) theo định kỳ đóng phí và phương thức đóng phí được các bên thỏa thuận. Phí bảo hiểm được thể hiện trong trang hợp đồng hay xác nhận thay đổi hợp đồng (nếu có).

Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đúng hạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa trên cơ sở đóng phí bảo hiểm để chi trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Căn cứ Điều 35, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, quy định về việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ như sau:

“1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

4. Các bên có thể thoả thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu”.

Như vậy để đảm bảo quyền lợi trong hợp đồng bảo hiểm, việc đóng phí bảo hiểm đúng hạn là rất quan trọng. Trong trường hợp kinh tế khó khăn, bạn không có đủ tiền để đóng phí theo thời hạn đã cam kết hãy tận dụng 60 ngày gia hạn để nhanh chóng hoàn tất việc đóng phí bảo hiểm.

2. Phí bảo hiểm đóng thêm dự kiến là gì?

Là khoản phí bảo hiểm của Hợp đồng do Bên mua bảo hiểm đóng sau khi Phí bảo hiểm cơ bản và phí bảo hiểm định kỳ của các sản phẩm bổ trợ (nếu có) đã được đóng đầy đủ cho Năm Hợp đồng hiện tại.

Phí bảo hiểm đóng thêm mỗi lần không thấp hơn mức tối thiểu do một số nơi quy định và công bố trên website và trong mỗi Năm Hợp đồng tổng số Phí bảo hiểm đóng thêm không vượt quá 05 lần Phí bảo hiểm cơ bản của Năm Hợp đồng đầu tiên.

3. Vai trò của bảo hiểm đối với kinh tế và xã hội

Ổn định tài chính cho các tổ chức, cá nhân khi gặp rủi ro

Đối với các doanh nghiệp, vai trò của bảo hiểm đó là giúp doanh nghiệp tránh khỏi các sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời bảo đảm về sự an toàn và ổn định về mặt tài chính.

Trên thực tế, việc các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho doanh nghiệp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm giúp cho các tổ chức bảo toàn được nguồn vốn, tài sản; đối với các cá nhân và gia đình có thể khắc phục được các khó khăn về tài chính và tránh rơi vào tình trạng kiệt quệ về cả tinh thần và vật chất.

Từ đó có thể thấy bảo hiểm góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế – xã hội khi các thành phần trong nền kinh tế phát triển và ổn định.

Huy động vốn đầu tư tăng trưởng kinh tế

Ngoài đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp, bảo hiểm còn có vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, điều tiết cung – cầu vốn, chuyển hóa nguồn vốn và đầu tư vốn.

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đó là thu phí bảo hiểm trước thời hạn đóng, trả tiền bảo hiểm và bồi thường sau. Do vậy, quỹ bảo hiểm hình thành phần lớn là nguồn quỹ nhàn rỗi, các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư, đáp ứng được nguồn vốn xoay cho nền kinh tế.

Thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hội nhập kinh tế

Hiện nay, trong quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính và thương mại, vai trò của bảo hiểm là góp phần hỗ trợ đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập các tổ chức thế giới như đàm phán thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì….

Bên cạnh đó, hoạt động bảo hiểm cũng hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và thương mại. Cụ thể, có nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tiêu thụ nhiều hơn nếu khi kèm theo các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến hàng hóa và dịch vụ. Nhờ đó mà thúc đẩy trao đổi thương mại, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài và hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Ổn định ngân sách nhà nước

Nhờ có các doanh nghiệp bảo hiểm mà ngân sách Nhà nước chi cho các khoản như trợ cấp tai nạn, trợ cấp thiên tai,… cũng giảm đáng kể. Không những thế, ngân sách nhà nước còn tăng thêm nhờ vào những khoản như thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng,… của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Đề phòng, hạn chế tổn thất cho kinh tế – xã hội

Hàng năm, có biết bao rủi ro gây thiệt hại về người và tài sản do nhiều nguyên nhân gây ra. Để hạn chế các tổn thất đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cùng phối hợp với các cơ quan chức năng để thống kê, xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Từ đó mà giúp kiểm soát rủi ro một cách đáng kể, giảm thiểu tổn thất do tai nạn gây ra.

Tạo thêm việc làm cho thị trường lao động

Thị trường bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc giúp giải quyết vấn đề việc làm cho thị trường lao động. Các công ty bảo hiểm thu hút một lượng lớn lao động cho hệ thống đại lý, chi nhánh bảo hiểm,…. giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trên thị trường.

Tạo sự an tâm cho xã hội

Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp đa dạng các loại bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ giúp cho các cá nhân có thêm một hình thức tiết kiệm tiền linh hoạt. Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng tạo ra trạng thái an tâm, giảm bớt lo âu trước những rủi ro vẫn thường trực. Điều này cũng mang một ý nghĩa khá nhân văn trong xã hội hiện nay.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Phí bảo hiểm đóng thêm dự kiến là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.