Đề bài : So sánh phong cách viết kí của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà với Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Bài làm.
Bạn đang xem: Ngữ Văn 12
Trong thế giới văn chương, dường như phong cách đã trở thành một yếu tố không thể thiếu để khẳng định tên tuổi của mỗi nhà văn. Nhà văn càng tạo được phong cách riêng độc đáo thì dấu ấn mà họ để lại trong lòng độc giả càng sâu sắc điều này lại càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết. Có lẽ vậy mà không ít người đã đặt Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng một cán cân để bình xét và so sánh về phong cách viết kí của họ. Ta hãy cùng khám phá điều này qua hai bài kí nổi tiếng Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Vậy phong cách của một tác giả là gì? và tại sao phong cách lại quan trọng với một tác giả tới vậy? Xin thưa rằng phong cách của một nhà thơ chân chính là nét riêng biệt độc đáo của nhà văn trong quá trình nhận xét và phản ánh cuộc sống thể hiện thông qua tất cả các yếu tố trong tác phẩm từ nội dung đến hình thức. Phong cách riêng rất quan trọng bởi vì cái riêng ấy mới tạo được cái tôi vững chắc của nhà văn trong lòng độc giả không có phong cách sáng tác nhà văn dễ bị quên lãng và hư vô .Đặc Biệt cũng xin nói thêm rằng đối với thể ký phong cách của người cầm bút có phần hơi khác so với các thể loại khác . Bởi ký là trần thuật người thật việc thật. Thế nên việc tác giả sáng tạo hay tạo dấu ấn lại càng trở thành một vấn đề nan giải khi buộc phải đáp ứng được yêu cầu hiện thực này . Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân đã làm xuất sắc điều này, vừa cân bằng được nét đẹp của thế ký vừa phong cách hóa tác phẩm theo cách riêng của mình.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng làm rõ phong cách viết kí của Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông đà như ta đã biết nhắc đến Nguyễn Tuân là người ta nhắc đến người thợ kim hoàn của tiếng Việt hay một bậc thầy về quan niệm thẩm mỹ hay một Anh Tài với vốn ngôn từ không tưởng. Vâng và tất cả những điều nói trên được Nguyễn Tuân bộc lộ đầy đủ qua Người lái đò sông Đà một cách không thể thuyết phục hơn.
Xem thêm : Đắp mặt nạ vào thời gian nào là tốt nhất?
Thứ nhất người lái đò sông đà đã phản ánh đúng chất quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân, luôn khám phá vạn vật ở góc độ văn hóa, thẩm mỹ, khám phá con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ. Có thể thấy vào bàn tay nghệ sĩ của Nguyễn Tuân sông Đà không còn chỉ là một dòng chảy vô tri, vô giác mà hiện lên sống động như một sinh thể và hơn thế nữa trong con mắt của Nguyễn Tuân sông Đà từ bao giờ đã trở thành một con người với đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau từ vui, buồn, yêu, ghét, đến giận hờn, oán trách, van xin, nhung nhớ, buổi hồi, “tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo”. Phải vậy chăng, mà kí của Nguyễn Tuân vẫn thực đấy nhưng, vẫn rất nghệ thuật, đậm chất văn chương. Đó là đối với con sông, còn đối với con người ký của Nguyễn Tuân tập trung khai thác ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ dễ thấy trong suốt hành trình con người vượt thác sông đà, con người qua ngòi bút của Nguyễn Tuân trở nên vô cùng phi thường, hùng tráng. Đâu phải chỉ có những ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mới làm nghệ thuật được đâu. Người lái đò sông Đà trong tác phẩm cũng ngời ngời vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tay lái ra hoa xứng đáng là một nhà nghệ thuật lớn. Trong bối cảnh Người lái đò sông Đà phải đối diện và chiến đấu với con thủy quái đang điên cuồng gào thét, hồng hộc thế mạnh như hùm beo mà vẫn giữ bình tĩnh, mà không một chút sợ hãi, nao núng thì còn gì tuyệt vời hơn. Khéo léo đặt con người vào tình huống gây cấn, nhà văn đại tài Người lái đò bộc lộ những gì tài hoa nhất, trắc Việt nhất, nghệ thuật nhất trước mắt độc giả. Các phong cách viết kí vừa thấm nhuần người thực, việc thực, vừa chuyển giao nghệ thuật điêu nghệ thế này không của Nguyễn Tuân thì của ai được.
Thứ hai phong cách viết của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà còn là tài sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, khéo léo, đa sắc thái biểu cảm. Phải nói rằng ngôn từ và vị trí của ngôn từ trong Người lái đò sông Đà được tính toán và sắp xếp một cách thần diệu, nó chuẩn xác tới độ mà ta mường tượng như nếu thay đổi bất cứ một từ nào hay sửa lại một vài câu chữ thì văn phong sẽ kém tinh tế, chưa hết Nguyễn Tuân có cách thiết lập ngôn ngữ thật đáng nể, kết cấu câu trùng điệp: “nước sô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, kết hợp với cách miêu tả không trùng lập đã diễn tả xuất thần, từng khung cảnh ấn tượng của giàn thạch trận dưới sông, cũng như tư thế hiên ngang của Người Lái Đò Sông Đà. Thậm chí người ta đã thống kê được khoảng 300 động từ khác nhau trong bài kí này, điều đó cho thấy bút lực phi phàm của nhà văn cũng như sự phong phú, đa dạng về cả ý nghĩa lẫn sắc thái của ngôn từ trong Người lái đò sông Đà. Nói vậy cũng có nghĩa là chính nhờ số lượng khủng và sự chịu khó đầu tư công phu mà người đọc có lẽ khó có thể quên được, khi đọc bài kí này.
Thứ ba, Người lái đò sông Đà còn cho thấy phong cách viết kí vô cùng sắc sảo của Nguyễn Tuân, khi huy động tổng lực kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, mà đầu tiên phải kể tới là quân sự . “Một thằng trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thế có giỏi thì tiến gần vào”, rồi về thể thao nước bám lấy thuyền như đồ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra”, về lịch sử, địa lý “có vách đá chẹt lòng sông như muốn cái yết hầu”, về điện ảnh “cái thuyền xoay tít những thước phim cũng xoay tít… khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy, cả người quay phim, cả người đang xem”. Đọc “Người lái đò sông Đà”, chính bởi phạm trù kiến thức rộng lớn như vậy, nên ta bị cuốn theo mạch ký tới mức không dứt ra được. Hơn thế nữa Nguyễn Tuân đã phá tan mọi giới hạn, mở rộng trường liền tưởng, phong phú liên thông hoàn toàn giữa các lĩnh vực của đời sống, khiến hình dung của độc giả trở nên thông thoáng, phóng khoáng nhưng lại rất đỗi nghệ thuật. Phong cách viết kí của Nguyễn Tuân, một lần nữa chinh phục hoàn toàn bạn đọc.
Thứ tư phong cách Nguyễn Tuân đa dạng, độc đáo là thế, vậy làm sao hiểu được chút “ngọt”, chút “thơ” của nghệ thuật. Đọc “Người lái đò sông đà” có những trang văn độc giả như nín thở trước vẻ đẹp thanh nhã, cao khiết, tinh tế của cảnh vật. Nào là sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban, hoa gạo tháng 2 và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”, nào là “tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu Yên hoa tam nguyệt hóa dương châu”, hay như “Cỏ xanh đồi núi đang ra những non búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm xương đêm. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa”. Trời ạ sao mà ngôn ngữ và văn phong của Nguyễn Tuân có thể mơ mộng, trữ tình tới như vậy. Đọc những câu văn thấm đậm chất thơ như thế này, thì tâm hồn nào mà chịu nổi khỏi chút thổn thức vấn vương. Bài ký như trùng lại ở những trích đoạn thế này, đó, ký đâu có nghĩa là ghi chép khô khan, nhàm chán, kí đối với Nguyễn Tuân là vừa ghi nhận thực tế, vừa cảm nhận có một cách rất riêng. Tới đây không thể phủ nhận gì nữa, chất trữ tình quyện hòa trong ngòi bút Nguyễn Tuân làm nên dư vị thật khó quên cho người lái đò sông Đà. Văn phong của Nguyễn Tuân được làm sáng tỏ từ đây, phong cách ấy độc đáo cũng từ đây mà được định hình.
Ai đã đặt tên cho dòng sông quy tụ đầy đủ những tinh hoa trong gòi bút viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ nội dung đến hình thức nghệ thuật.
Trước hết cần khẳng định rằng đây thực là một bài Ký có sự hòa quyện hài hòa giữa chất trí tuệ và chất thơ. Nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông” sở hữu vẻ đẹp của trí tuệ, bởi trong suốt những trang văn của bài kí người đọc như lạc vào dòng trí thức miên man của thể loại kí về dòng sông Hương gắn liền với xứ Huế thân thương. Ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường có khả năng huy động kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, để làm sáng tỏ vẻ đẹp của sông Hương. Đọc ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường người đọc rất tự nhiên, được tiếp thêm những thông tin tri thức, khách quan về thủy trình của sông Hương, suốt từ vùng thượng nguồn. “Nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây bạt ngàn, mãnh liệt qua những nghềnh khác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”, tới khi sông Hương lộ vẻ yêu kiều, thì về đồng bằng sông Hương đã chuyển động một cách liên tục, khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Khi sông Hương thẹn thùng khi vào giữa lòng thành phố Huế, “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam, Đông Bắc”, sau đó đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố ở góc trấn Bảo Vinh cổ xưa”. Nhưng tri thức trong ký của nhà văn lồng ghép tự nhiên, phù hợp với mạch ký trở nên hài hòa, đậm nét trí tuệ. Chưa hết Hoàng Phủ Ngọc Tường còn cung cấp cho người những tri thức về lịch sử của dòng sông, qua mạch văn rất nhuần nhị. Thì ra Hương không chỉ “nhu mì hiền thục” và còn trở thành một chứng minh lịch sử mang theo khí phách hào hùng của một thời oanh liệt. Đây, chính là nơi đây đã phải chịu biết bao tổn thương suốt những năm tháng kháng chiến, dòng sông quanh co, uốn lượn lai đang oằn mình vì đau thương. Bất giác đọc những trích đoạn như thế này người đọc như cảm nhận, hình dung ra cả một thời lịch sử huy hoàng. Thế mới nói chất trí tuệ như đọng trên từng dòng ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhưng hay là ở chỗ Hoàng Phủ Ngọc Tường đem đến cho “Ai đã đặt tên cho dòng sông” không chỉ là vốn tri thức, mà còn là chất trữ tình miên man trong giọng văn tinh tế hướng nội. Có thể nói ngoại trừ khi miêu tả về dòng sông Hương phía thượng nguồn, thì trong cả bài kí không có một câu nào là vội vã, mãnh liệt, gào thét, giọng điệu của Hoàng Phủ Ngọc Tường thực rất nhẹ nhàng, nho nhã, thanh tao. “Người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại”. Cũng chính nhờ chút ngọt thanh, thơ mộng này đan xen với vốn hiểu biết phong phú của tác giả, mà ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm được chỗ đứng riêng trong nền văn học Việt Nam.
Xem thêm : Tin tức
Thứ hai ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có sự kết hợp hài hòa giữa chất nghị luận sắc bén và chất suy tư đa chiều, để ý sẽ thấy ngay trong suốt bài ký tác giả gọi Sông Hương bằng rất nhiều cái tên như “Bản trường ca của rừng già, cô gái di gan man dại và phóng khoáng,
người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, người tài nữ đánh đàn khúc đêm khuya”, điều đáng nói là cứ sau mỗi lần định nghĩa Hoàng Phủ Ngọc Tường ngay lập tức lý giải nguyên nhân, tại sao khiến luận điểm bài kí được làm sáng tỏ ngay trong quá trình người đọc tiếp nhận tri thức. Chất nghị luận sắc bén là vậy, còn thế nào là suy tư đa chiều cần phải hiểu rằng tác giả “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhìn sông Hương dưới rất nhiều góc độ khác nhau, lịch sử, địa lý, âm nhạc, văn hóa, thi ca trên Sông Hương hiện lên rất cụ thể, sống thực, tỏa sáng ở nhiều khía cạnh. Bởi vậy nhận định “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, là một tác phẩm kí có sự kết hợp tài tình giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều là hoàn toàn đúng đắn.
Cuối cùng ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn hút hồn độc giả bởi chính hình thức nghệ thuật độc đáo, nhờ sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt hai biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh được tác giả vận dụng một cách triệt để và kết quả là sông Hương hiện lên giống như một con người hay đúng hơn là một kiều nữ e thẹn, dịu dàng, duyên dáng, “từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam, Đông Bắc”. Hay như chi tiết Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh dòng chảy của sông Hương với dòng chảy của sông Phủ để làm nổi bật điểm khác biệt hút hồn rất con người của sông Hương và hàng loạt những yếu tố khác. Câu phức giọng điệu, cách miêu tả trùng lập cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc khẳng định chất kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Nhìn chung cả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đặt bút viết kí đều ý tưởng được yêu cầu của thể kí, người thực, việc thực. Thêm vào đó, để gia công thêm cho tác phẩm của mình, cả hai nhà văn đều huy động tổng lực vốn ngôn ngữ đồ số, kết hợp kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Chưa hết dù đã viết về hai con sông hoàn toàn khác nhau nhưng cả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều không bỏ qua góc nhìn trữ tình, thơ mộng. Có vẻ như đây là chút rung động đặc thù của người làm nghệ thuật, thấy cảnh sinh tình, thấy đẹp mà si mê, ý vị tình từ dòng chảy của cảm xúc mà ra, làm sao mà ăn cho được. Đan xen những biện pháp nghệ thuật được lồng ghép vào hai bài kí một cách khéo léo, tinh vi càng như lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Giống nhau đó, nhưng ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân lại không thể gộp chung là một, vì sao vậy? đơn giản vì hai tác giả còn có những điểm sáng riêng được thể hiện theo một cách rất riêng. Nguyễn Tuân lập luận, khai thác nét đẹp của con người bằng phương diện thẩm mỹ nghệ thuật, tác giả khám phá và đặt ở góc độ văn hóa thanh tao khiến cho bài kí hiện lên đẹp đẽ, thấm đẫm văn phong nghệ thuật.Trong bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường ,người ta kính phục cái sắc bén của lập luận và cái nhẹ nhàng êm đềm lãng tử . Ai đã đặt tên cho dòng sông có cái chính xác của khoa học lại có cái thơ mộng trữ tình của con tim , có cái phóng khoáng man dại của Phương Tây có nét dịu dàng của Phương Đông. Chính điều này làm cho cả hai nhà văn đều tạo dựng được phong cách riêng không thể lẫn lộn trong lòng bạn đọc biết bao thế hệ qua.
Như vậy để tạo lập được phong cách cá nhân mỗi tác giả buộc phải lựa chọn cho mình một cách thể hiện mới mẻ, hài hòa về nội dung và hình thức. Đây không còn là một vấn đề mang tính lý luận nữa, mà có thể nói đây là vấn đề sống còn của mỗi cây bút. Nếu muốn tồn tại, làm xuất sắc, hoàn hảo điều này Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là những bậc thầy của thế kỉ. Quay lại câu hỏi ban đầu bạn nghĩ Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường ai có phong cách viết kí tuyệt vời hơn, có lẽ thật khó để tìm ra được câu trả lời khi mà cả hai đều xuất sắc tới vậy.
Tóm lại, một lần nữa ta trân trọng những đóng góp mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như Nguyễn Tuân đã cống hiến cho thể ký nói riêng, cho văn học Việt Nam nói chung. Không có họ người đọc chẳng thể nào được thưởng thức những tác phẩm tuyệt vời về cả nội dung lẫn hình thức như vậy, đồng thời chính sự thành công này của hai nhà văn đã tạo ra một vấn đề lớn lao. Viết văn nhất định phải có phong cách riêng, sức sáng tạo dồi dào, vốn ngôn từ phong phú, khả năng thụ cảm tinh tế và quan trọng nhất là một trái tim yêu nghệ thuật chân thành
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp