Phương Thức Thanh Toán L/C là gì, L/C Có Thực Sự An Toàn?

Thanh toán L/C – thanh toán thư tín dụng được sử dụng phổ biến chiếm hơn 60% giao dịch thương mại quốc tế. Đây là phương thức thanh toán mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã từng sử dụng. Vậy, thanh toán L/C là gì? Quy trình thanh toán L/C như thế nào? VINATRAIN cùng các bạn tìm hiểu nhé!

  • Bài viết được xem nhiều nhất: Khoá học Xuất nhập khẩu dành cho người mới bắt đầu.

Bài viết về phương thức thanh toán L/C được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

Phương Thức Thanh Toán L/C là gì?

phuong thuc thanh toan lc la gi 1

Có thể hiểu: L/C là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Các bên mua, bán ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán L/C giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.

Vậy liệu phương thức thanh toán L/C có thực sự an toàn? Hãy cùng Vinatrain tìm hiểu nhé!

Cách thức tổ chức của thư tín dụng chứng từ L/C (Letter of Credit)

Bản chất của thư tín dụng chứng từ L/C

Trước tiên, tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra. Phương thức thanh toán bằng L/C cũng có thể được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.

Từ tính chất của thư tín dụng này của thể suy ra:

  • Thứ nhất, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này.
  • Thứ hai, do có tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng.

Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ L/C

  • Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
  • Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở thu tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Sơ đồ mô tả chung hình thức thanh toán LC như sau:

thanh toan LC la gi

Chú giải sơ đồ:

  1. Ký kết hợp đồng mua bán với điều toán phương thức
  2. Nhà nhập khẩu gửi yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C.
  3. Ngân hàng phát hành lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình tại nước người xuất khẩu thông báo cho nhà xuất khẩu.
  4. Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu chân thật thì thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
  5. Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu không sai sót thì tiến hành giao hàng như thỏa thuận, nếu không phù hợp thì yêu cầu sửa đổi L/C.
  6. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng được chỉ định để được thanh toán.
  7. Ngân hàng được chỉ định kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán, lại thì từ chối thanh toán.
  8. Ngân hàng được chỉ định gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành để được hoàn trà.
  9. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thi tiến hành thanh toán.
  10. Ngân hàng phát hành đội tiến nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiến hoặc được chấp nhận thanh toán.
  11. Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.