Phương tiện giao thông đường thủy gồm những loại nào?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video phương tiện giao thông đường thủy gồm những loại nào

Mặc dù giao thông đường thuỷ không quá phổ biến để lưu thông như đường bộ nhưng đây lại là hệ thống giao thông vận chuyển hàng hoá cực kỳ quan trọng và cần thiết, chiếm tỉ trọng lớn của nước ta. Vậy các phương tiện giao thông đường thuỷ bao gồm những gì, có phải tất cả phương tiện di chuyển dưới nước hay không? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Tìm hiểu khái niệm về đường thuỷ

Đường thuỷ là gì?

Đường thuỷ có tên gọi đầy đủ là giao thông đường thuỷ, đây là loại hình di chuyển ở dưới nước. Một số loại hình giao thông đường thuỷ hiện có là đường sông, đường biển hoặc kênh, hồ. Để xác định được đâu là hệ giao thông đường thuỷ thì cần phải căn cứ vào phương thức mà các phương tiện có thể di chuyển trên mặt nước, bao gồm:

  • Độ sâu đủ để tàu chạy.
  • Độ rộng phù hợp với chiều rộng của tàu.
  • Mặt nước không có các chướng ngại vật như thác, ghềnh hay công trình nhân tạo như thuỷ điện.
  • Tốc độ của dòng nước hợp lý để tàu thuyền có thể di chuyển.

Đường thuỷ nội địa là gì?

Đường thuỷ nội địa là hệ thống các luồng, âu tàu và các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, vũng, vịnh ven biển ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được tổ chức, quản lý, khai thác giao thông vận tải.

Vận tải đường thủy là gì?

Vận tải đường thuỷ là hình thức vận chuyển dành cho hàng hoá được ra đời khá sớm, từ khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên và phát triển đầu tiên từ các quốc gia có nền văn minh phát triển như Ai Cập, Trung Quốc hay Nhật Bản. Họ sử dụng đường biển để giao lưu hàng hoá giữa các vùng miền với nhau. Dần dần, vận tải đường thuỷ đã trở thành một hình thức vận chuyển cực kỳ quan trọng trên toàn thế giới.

Hình thức vận tải hàng hóa đường thuỷ bằng tàu
Hình thức vận tải hàng hóa đường thuỷ bằng tàu

Phương tiện giao thông đường thuỷ là gì?

Phương tiện giao thông đường thuỷ bao gồm những phương tiện được con người sử dụng để di chuyển trên mặt nước. Chúng bao gồm cả các phương tiện được chế tạo thủ công hoặc áp dụng khoa học hiện đại. Các phương tiện giao thông đường thuỷ chủ yếu dùng để chở người hoặc chở hàng hoá trên kênh rạch, sông hồ, biển,… Có một số loại tàu chỉ dùng để chở người, một số sử dụng để chở hàng hoặc có loại sẽ sử dụng cả hai.

Phương tiện giao thông đường thuỷ di chuyển trên mặt nước
Phương tiện giao thông đường thuỷ di chuyển trên mặt nước

Các phương tiện giao thông đường thủy phổ biến hiện nay

Trên thực tế, rất nhiều phương tiện có thể di chuyển dưới nước. Tuy nhiên, phương tiện giao thông đường thủy gồm những loại nào thì sẽ được trả lời ngay sau đây:

Tàu

Tàu là một trong số những phương tiện giao thông đường thủy phổ biến nhất hiện nay, trong đó bao gồm:

  • Tàu container: Đây là một phương tiện giao thông đường thuỷ chuyên dùng để vận chuyển hàng hoá có trọng tải lớn giữa các vùng và các quốc gia với nhau. Hầu hết hàng hoá chở bằng tàu container là loại hàng khô, sử dụng động cơ diesel, số người trung bình khoảng 30 và họ sẽ nghỉ ngơi ở phần thùng máy hoặc đuôi tàu. Trọng tải một chiếc tàu container có thể vận chuyển lên tới hàng chục nghìn tấn.
  • Tàu chở hàng rời: Tàu chở hàng rời là phương tiện chuyên dùng để vận chuyển các mặt hàng có khối lượng lớn và thiết yếu như nông sản, gạo, ngũ cốc,…
  • Tàu làm lạnh: Tàu làm lạnh là phương tiện chuyên chở những loại hàng hoá nhanh bị hư hỏng nếu không được bảo quản tốt như hoa quả, thịt cá, sữa, thực phẩm khác,… Các tàu làm lạnh đều được trang bị các khoang lạnh với nhiệt độ đạt chuẩn, giúp quá trình bảo quản hàng hoá được an toàn nhất.

Phà

Phà là một hình thức vận chuyển thường để chở hành khách và các phương tiện giao thông của họ. Phương tiện này được thiết kế tương tự như chiếc thuyền hay tàu thuỷ. Thậm chí ở một số quốc gia trên thế giới, phà là một phần của hệ thống giao thông công cộng để giúp người dân đi lại và vận chuyển hàng hoá tiện lợi, nhanh chóng và giảm thiểu chi phí. Tại Việt Nam, phà được biết đến là phương tiện giao thông công cộng tại các cửa sông lớn.

Tàu kéo

Tàu kéo là một dạng phương tiện giao thông đường thuỷ với hình dáng những chiếc thuyền nhỏ nhưng được trang bị động cơ mạnh mẽ, có thể điều khiển những chiếc tàu lớn bằng cách kéo hoặc đẩy. Trong giao thông đường thuỷ, tàu kéo có thể kéo độc lập hoặc gắn với sà lan bằng các khớp nối.

Thuyền buồm

Thuyền buồm là phương tiện giao thông truyền thống khi không sử dụng động cơ cơ học để di chuyển mà sẽ dựa vào sức gió. Khi giương buồm, chiều và sức gió sẽ thúc đẩy thuyền di chuyển trên mặt nước.

Sà lan

Sà lan là một kiểu thuyền nhưng có phần đáy bằng, được sử dụng chủ yếu ở sông, kênh đào để chuyên chở những hàng hoá nặng. Hầu hết sà lan sẽ không thể tự di chuyển mà sẽ phải kết nối với tàu lái hoặc tàu đẩy.

Các phương tiện giao thông đường thuỷ
Các phương tiện giao thông đường thuỷ

Điều kiện để phương tiện giao thông đường thuỷ được cấp phép lưu thông

Để đảm bảo các phương tiện giao thông đường thuỷ được lưu thông thì sẽ cần có những điều kiện sau đây:

Đối với những phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần lớn hơn 15 tấn, tổng công suất động cơ máy chính trên 15 mã lực và có sức chở từ 12 người trở lên thì cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Phải đạt chuẩn về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường.
  • Phương tiện có giấy chứng nhận đăng ký thuỷ nội địa, chúng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, có gắn số đăng ký, có vạch dấu mực nước an toàn và đảm bảo chở đúng số người theo quy định.
  • Phải có đầy đủ định biên và danh bạ của thuyền viên.

Đối với những phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 1 đến 5 tấn, tổng công suất động cơ máy chính dưới 5 mã lực và có sức chở từ 5 đến 12 người khi tham gia giao thông nội thuỷ phải đảm bảo an toàn kỹ thuật, có vạch dấu mực nước an toàn và có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.

Đối với những phương tiện thô sơ, trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường nội thuỷ cần phải đảm bảo an toàn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu.

Tàu thuỷ phải được đánh số đăng ký
Tàu thuỷ phải được đánh số đăng ký

Lưu ý cần biết khi tham gia giao thông đường thủy

Việc tham gia giao thông đường thuỷ không tránh khỏi tai nạn, sự cố. Để hạn chế nhất rủi ro, hãy lưu ý những điều nên và không nên làm sau đây:

Những việc nên làm

Người tham gia giao thông đường thuỷ sẽ cần phải tuân thủ một số quy tắc và thực hiện một số hướng dẫn để đảm bảo an toàn như sau:

  • Khi mọi người từ tàu thuyền đi xuống bờ phải chú ý cẩn trọng, bước đi chậm rãi, không vội vã tránh trượt chân. Nếu trên tàu có nhân viên hỗ trợ thì hãy bắt tay họ để di chuyển xuống từ từ và chắc chắn hơn.
  • Nếu khi đi tàu có vali hay hành lý nặng thì cần giao cho nhân viên trên phương tiện hỗ trợ vận chuyển.
  • Trong khi ngồi trên tàu cần lắng nghe các hướng dẫn, phổ biến nội quy khi tham gia.
  • Sau khi lên tàu, mọi người cần nhanh chóng ổn định vị trí theo đúng chỗ của mình. Bên cạnh đó, cần chú ý mặc áo phao đúng cách và tuân thủ theo những quy định.
Cần mặc áo phao đúng quy định khi lên đi tàu
Cần mặc áo phao đúng quy định khi lên đi tàu

Những việc không nên làm

Bên cạnh những việc nên làm, mọi người khi tham gia giao thông đường thuỷ cũng cần tránh những việc sau đây:

  • Không nên đi giày cao gót, giày gót nhọn, dép đế trơn vì nó sẽ khiến bạn dễ bị ngã khi di chuyển.
  • Khi trên tàu, thuyền không chạy nhảy, nô đùa.
  • Tuyệt đối không xả rác bừa bãi lên phương tiện giao thông cũng như lên mặt nước sông, hồ, biển khi đang di chuyển để bảo vệ môi truòng.
  • Không được xô đẩy nhau.
  • Không được tự ý di chuyển từ mạn tàu này sang mạn tàu khác hoặc đến những nơi nguy hiểm khi chưa có sự đồng ý để đảm bảo an toàn cho cá nhân và những người xung quanh.

Trên đây là những thông tin về các phương tiện giao thông đường thuỷ cũng như điều kiện để tham gia. Qua đây có thể thấy không phải phương tiện nào di chuyển dưới nước cũng là phương tiện giao thông. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho mọi người.